Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa1382. Ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi1383, táng ở Vĩnh Lăng.

Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên húy là Hối, một hôm, đi chơi Lam Sơn, thấy đàn chim bay lượnnh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: "Đây chắc hẳn là chổ đất tốt", rồi dời nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, đời đời làm quân trưởng một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 nghì tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị [1b] (tên húy là Quách), sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Chủ Sơn (Chủ Sơn nay là Thủy Chú)1 là Trịnh Thị (tên húy là Thương), đến năm Ất Sửu, tháng 8, ngày mồng 62 sainh ra vua tại hương Chủ Sơn, huyện Lôi Dương3 . Vua sinh ra, thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường.

Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt nhân dân ta làm tôi tớ, luật pháp phiền hà khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề,. Đối với những người hào kiệt trong nước, chúng phần nhiều vờ trao cho quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc. Vua hiểu biết hơn hẳn mọi người, sáng suốt và cương quyết, không bị quan tước dụ dỗ, không bị uy thế khuất phục. Người Minh đã dùng trăm phương ngàn kế xảo trá, vẫn không dụ được vua.

Trước đó, bọn Đặng Tất, Nguyễn Súy ở Châu Hóa [2a] cùng lập con cháu nhà TrầnTrần Ngỗi, Trần Khoáng làm vua. Nhưng vua thấy họ yếu hèn, lại say đắm tửu sắc, biết là chẳng làm nên chuyện, mới ẩn náu chốn núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Vua từng bảo mọi người:

"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn na8m về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược".

Phép dùng binh của vua là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi. Các thành Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, Đông Đô đều sai văn thần Nguyễn Trãi viết thư, dụ bảo bọn giặc điều họa phúc, nên không cần đánh mà chúng phải đầu hàng, chưa từng giết lạm một người nào. Bắt được hơn 10 vạn viện binh của quân Minh, cũng đều tha cả. Vua kinh dinh thiên [2b] hạ tronh khoảnh 10 năm, dẹp yên loạn lớn và dựng nên nghiệp đế.

Mậu Tuất, [1418], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 16). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Thân, vua khởi binh ở Lam Sơn.

Trước đó, ngưòi Minh đã có lần trao quan chức để dụ dỗ, nhưng vua không chịu khuất phục, khảng khái, có chí lớn dẹp loạn. Vua từng nói:

"Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu lại tiếng thơm ngàn naăm sau, sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến?".

Thế rồi, dẫn đầu hào kiệt, dựng cờ nghĩa, thề diệt giặc Minh.

Ngày mồng 9 tháng ấy, bọn nội quan nhaà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn. Vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy4 , đặt quân mai phục để chờ giặc.

, bọn Kỳ quả nhiên đến. Vua tung hết quân mai phục xông ra đánh giặc. Cháu vua (có sách chép là con vua, Minh sử chép là em vua) là Lê Thạch cùng các tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý... dẫn đầu xông vào trận giặc, chém được hơn [3a] 3.000 thủ cấp, thu được hàng ngàn quân tư, khí giới, rồi dời quân đến núi Chí Linh1388.

Ngày 16, tên phản bội Ái (không rõ họ) đẫn đường cho giặc đi lối tắt, đánh úp đằng sau vua, bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Quân sĩ dần dần chán nản bỏ đi. Vua cùng bọn Lê Lễ, Lê Náo, Lê Bí, Lê Xí, Lê Đạp bí mật nương náu ở trên núi1389.

Tháng 2, vua hết lương, không còn gì nổi lửa. Gặp khi giặc lui quân, bèn về đắp thành đất ở Lam Sơn.

Tháng 3, đánh ra Mường Yên5 , thu được hơn trăm người.

Mùa hạ, tháng 4, trước nhà Minh ra lệnh cho các phủ, huyện, châu nước ta trồng hồ tiêu, nay đã lên tốt, sai nội quan Lý Lượng sang thu về dùng. Từ đấy, quan lại đốc thúc bắt trồng, mỗi cây giống giá tới 5 quan tiền. Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai hành nhân Hạ Thanh, tiến sĩ Hạ [3b] thì sang thu lấy lại các loại sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta.

Nhà Minh mở công trường mò ngọc trai, kiếm hương liệu, săn bắt chồn trắng, hươu trắng, voi trắng, tìm lùng rùa chín đuôi, chim đậu ngược, vượn bạc má, trăn, rắn... để dâng nộp.

Tháng 9, viên Tổng binh nhà MinhLý Bân đem quân tới sùng lục. Và đặt quân mai phục ở Mường Một6 , dùng tên thuốc độc bắn giặc chết và bị thương quá nửa. Bân thua rút quân về.

Nội quan nhà Minh là Thái giám Sơn Thọ đốc suất quân dân, vây núi Tam Trĩ, châu Tĩnh Yên7 , săn được một con voi trắng, trên lưnmg có vằn đốm, dùng yên bạc thắng lên rồi sai Đô đốc Giang Hạo đưa về Yên Kinh, cho là điềm lành. Các ty trong ngoài dâng biểu chúc mừng.

Kỷ Hợi, [1419], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 17). Mùa xuân, tháng 2, nhà Minh sai giám sinh Đường Nghĩa sang ban các sách Ngũ kinh, Tứ thư, Tính lý đại toàn, Vi thiện âm chất, Hiếu thuận sự thực, cho [4a] nho học các phủ, châu, huyện. Sai tăng học truyền giảng kinh Phật tại Tăng đạo ty.

Lý Bân nhà Minh tâu xin Hộ bộ ban cấp hộ thiếp8 cho Giao Chỉ, bắt châu huyện làm sổ thuế khóa phu dịch9 và lên danh sách lý trưởng và giáp thủ10 từng năm11 . Đại để, cứ 110 hộ là một lý, mỗi năm cử 1 lý trưởng, 10 giáp thủ, để nhận các việc lao dịch, hết lược lại cử từ đầu. Người làm lý trưởng, giáp thủ bị roi vọt đánh đập khổ sở khôn xiết.

Mùa hạ, tháng 4, vua đánh đồn Nga Lạc12 , bắt được viên thổ quan chỉ huy Nguyễn Sao, chém được 300 thủ cấp.

Tháng 5, vua đóng ở sách Đà Sơn13 , quân Minh tiến đánh. Vua phục kích ở Mường Chánh14 , cả phá quân giặc, rồi dời đến đóng quân ở sách Lư Sơn15 , ít lâu sau, dời sang Mường Thôi1401, rồi lại về đóng bản doanh ở Vu Sơn16 Mùa thu, tháng 7, viên thổ quan Tri phủ Nghệ An là Phan Liêu vì bị bọn nội quan nhà Minh [4b] bức bách lấy vàng bạc, bèn dẫn quân bắt giết các quan do nhà Minh phái đến, rồi đem quân vây thành Nghệ An, sắp hạ được thành thì Lý Bân chợt đem quân đến. Liêu trốn sang Ai Lao. Bân đuổi tới châu Ngọc Ma1403không kịp, lại quay về Nghệ An17 , sửa sang thành trì, vỗ yên dân chúng.

Khi Bân đi đánh Liêu, có sai viên chỉ huy Lộ Văn Luật làm tiên phong18 . Văn Luật đã đi, lại bị giữ lại bàn tính mưu kế, trong lòng hoài nghi, lo sợ, nên bỏ trốn đi. Bân bắt mẹ già, gia thuộc và anh em của Luật như Đồng tri châu châu Tam Đái là Văn Phỉ. Đồng tri châu phủ Trấn Man Phan Kiệt là anh họ của Liêu, nghe tin Liêu trốn đi, cũng đem cả nhà đi theo, nhưng chưa ra khõi cõi đã bị thắt cổ chết cùng với vợ.

Mùa đông, tháng 11, Trịnh Công Chứng và Lê Hanh ở Hạ Hồng1406Phạm Thiện ở Tân Minh19 , Nguyễn Đặc ở Khoái Châu, Nguyễn Đa Cấu và Trần Nhuế ở Hoàng Giang thấy thành Đông Quan chỉ còn những quân lính ốm yếu, liền dấy [5a] quân tiến đánh. Quân đến Lô Giang, đánh phá được cầu phao, nhưng ít lâu sau, bị Lý Bân đánh bại, tan tác chạy dài.

Bấy giờ, chỗ nào cũng rối loạn, chỉ còn các xứ Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa là yên tĩnh như cũ20 .

Canh Tý, [1420], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 18). Mùa xuân, tháng 2, Lý Bân từ Nghệ An trở về Đông Quan.

Mùa, hạ, tháng 4, Lộ Văn Luật dấy binh ở Thạch Thất, Lý Bân đánh phá được.

Lộ Văn Luật chạy sang Ai Lao, dân chúng thì trốn vào hang núi Phật Tích và An Sầm1409. Quân Minh dỡ nhà hun động, người trong động bị khói lửa hun đều chết, người nào ra hàng cũng bị giết cả, vợ con bị bắt làm nô tỳ.

Mùa hạ, tháng 6, nhà Minh sai Vinh Xương bá Trần Trí sang trấn giữ phủ Phụng Hóa.

Trần Thái Xung ở Đạo Hồi, Phạm Ngọc ở Đồ Sơn đều tụ quân nổi dậy, Bân đánh bại cả.

Nhà Minh lấy Hùng Tông Lỗ làm Giao Chỉ hữu tham nghị.

Tông Lỗ (người Tứ Xuyên) [5b] trước làm Tri phủ Tam Giang, bị Hoàng Phúc nhận xét là: "Hỏi đến vốn học thì chẳng biết gì, xét đến việc làm thì không có gì đáng kể, cả phủ chỉ một mình là nhất, nhưng suốt ba năm công việc chỉ nhờ người", sai đưa về Yên Kinh. Lại bộ dẫn lời nhận xét ấy, tâu xin giáng làm thương quan21 . Vua Minh hỏi lý do, Lại bộ trả lời là trước đã từng Giang Tây tham nghị, Vua Minh nói: "Trưởng quan khó làm thì hãy cho trở về chức phó nhị". Vì thế mới đổi làm tham nghị. Khi tới nơi nhận chức, Tông Lỗ nói: "Trước đây đạn nhân xét tôi vào bậc dưới, nay tôi cũng được cùng ngồi một công đường với ngài". Đến năm Ất Tỵ, đời Hồng Hy (niên hiệu của Minh Nhân Tông), Tông Lỗ lại bị xét là hèn kém, mất chức, làm dân.

Người làng Tràng Kênh, huyện Thủy Đường22 là Lê Ngã đổi họ tên thành Dương Cung, tự xưng là Thiên Thượng Hoàng Đế, đăt niên hiệu là Vĩnh Thiên.

Ngã vốn là gia nô của Trần Thiên Lại, tướng mạo rất đẹp, đã từng đi khắp bốn phương, cũng được mọi người cung dưỡng. Ngã lại trá [6a] xưng là lính hầu của Mã Kỳ, đi doạ nạt các châu huyện làm kế nuôi thân. Thấy Công Chứng, Phạm Ngọc, Phạm Thiện đua nhau nổi dậy, Ngã bảo những người quan biết:

"Các anh có muốn giàu sang không? Ai muốn thì hãy theo ta!".

Đến huyện Đan Ba23 , Lạng Sơn, Ngã trá xưng là cháu bốn đời của Trần Duệ Tông, từ nước Lão Qua trở về. Phụ đạo Đan Bá là Bế Thuấn đem con gái gả cho và lập làm vua. Trong khoảng mấy tuần một tháng, đã có vài vạn quân, hắn ra An Bang24 chiếm trại Hồng Doanh. Sau khi Công Chứng, Phạm Ngọc bị thất bại, thì dư đảng của họ theo về với Ngã, số quân được đến mấy vạn người. Ngã tiếm xưng

tôn hiệu, dựng niên hiệu, đặt quan chức, đúc tiền, đốt thành Xương Giang25 , cướp trại Bình Than. Có người biết hắn là Ngã cũng không dám nói. Thiên Lại đi gặp hắn, trở ra nói rằng:

"Nó là gia nô của ta, việc gì phải lạy nó".

Rồi dời thuyền trốn đi. Ngã đuổi theo nhưng không kịp. Thiên Lại gởi hịch cho các huyện gần đó, tự xưng là Hưng Vận quốc [6b] thượng hầu, đem quân đánh nhau với Ngã, bị Ngã giết chết, Lý Bân đem đại quân thủy bộ dến đánh. Ngã và Thuấn đang đêm bỏ trốn cả, không biết là đi đâu.

Tả tham chính Hầu Bảo giữ đồn Hoàng Giang1415, bị Nguyễn Thuật, người Kiến Xương26 đánh giết.

Mùa đông, tháng 10, vua nghe tin quân Minh sắp đến, đặt mai phục ở bến Bổng27 chờ giặc, chém giết quân giặc nhiều vô kể, bắt được hơn trăm con ngựa. Vua cho nghỉ quân ở Mường Nanh28 , rồi lại dời đến đóng quân ở Mường Thôi.

Tên Đồng tri châu Quỳ Châu là Cầm Lạn dẫn bọn Lý Bân, Phương Chính đem hơn 10 vạn quân, theo đường Quỳ Châu đến thẳng Mường Thôi. Vua phục kích chúng ở Thi Lang29 . Bân và Chính chỉ chạy thoát được thân mình.

Tháng 12, vua tiến quân đóng ở sách Ba Lẫm1420thuộc huyện Lỗi Giang, khiêu khích cho giặc ra đánh. Tướng giặc là bọn Đô ty Tạ Phương, Hoành Thành bỏ đồn Nga Lạc, về giữ trại Quan Du1421để phòng [7a] bị cho thành Tây Đô, cố giữ không ra đánh. Vua ngày đêm dùng nhiều cách tiến công uy hiếp để giặc mỏi mệt, rối loạn. Lại sai Lê Sát, Lê Hào chia nhau tiến đánh, cả phá bọn giặc, chém được hơn nghìn thủ cấp, thu được rất nhiều chiến cụ, từ đó thế giặc ngày một suy. Vua bèn chiêu tập nhân dân các xứ. Các huyện bên cạnh đều sôi nổi hưởng ứng, cùnh nhau tiến đánh và uy hiếp các đồn giặc.

Tam ty nhà Minhkhiến nghị rằng: Bọn quan lại, quân dân Giao Chỉ mắc tội từ tử hình trở xuống, xin đều cho chúng nộp thóc tùy theo mức độ để chuộc tội, lấy số thóc đó làm lương thực dự trữ nơi biên giới. Vua Minh nghe theo.

Năm ấy, Hoàng Phúc xin miễn việc bắt quan lại về chầu hầu, vì địa phương này chưa yên.

Tân Sửu, [1421], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh xây dựng xong điện Phụng Thiên ở Yên Kinh. Vua Minh ngự chính điện để các quan vào chầu, xuống chiếu cho các quan phủ, huyện, châu vào mừng.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, [7b] điện bị cháy, mới thôi.

Bắt đầu lấy những người thiến hoạn sung vào nội phủ.

Tháng 6, lộ Tam Giang lụt to. Có người bảo là (thủy thần) lấy gỗ chò đề dùng nên có tai họa đó.

Mùa thu, tháng 9, nước sông Đáy30 , dâng tràn.

Tổng binh Lý Bân và nội quan Lý Lượng của nhà Minh bắt Phạm Luận là sinh viên huyện Giáp Sơn, buộc Luận mạo nhận là Dương Cung để cho qua chiếu lệnh lùng bắt31 , bắt đến cả gia thuộc Luận là bọn Phạm Xã giải về Yên Kinh.

Tri huyện Dặc Khiêm nhận thực không phải là tên Cung. Bân không nghe. Khiêm lấy bao vàng dâng đại cáo, tâu thẳng về Yên Kinh. Bân sai người chặn đường bắt về. Hoàng Phúc khuyên Khiêm rằng:

"Mọi người đều cho là đúng, chỉ riêng ngươi bảo không phải là làm sao?". Khiêm nói:

"Ai ra ngoài mà chẳng phải ra cửa ngõ?"32 .

Bân cho giải cả Khiêm và Luận về Yên Kinh, giao xuống cho pháp ty xét hỏi. Khiêm suýt nữa bị tội, vì có người anh đánh trống đăng văn33 khiếu oan nên được miễn tội. Sau thăng dần đến chức Hữu bố chính sứ nước ta. Gia thuộc của Luận cuối cùng bị chết [8a] trong ngục.

Mùa đông, tháng 11, ngày 20, tham tướng nhà Minh là Trần Trí đem quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, gồm hơn 10 vạn tên đánh sát đến ải Kính (có sách chép là Kình) Lộng1426, sách Ba Lẫm. Vua họp các tướng bàn rằng:

"Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng".

Đến đêm, vua chia quân đánh úp doanh trại giặc. Quân ta đánh trống reo hò xông tới, phá được bốn doanh trại giặc, chém được hơn ngàn thủ cấp. Sau Trí khinh vua ít quân, lại phá núi mở đường để tiến đánh. Vua ngầm phục kích ở đèo Ống34 để đợi giặc. Đến trưa, Trí quả nhiên đem quân đi theo đường núi đến. Quân phục hai bên xông ra, đánh bại giặc. Quân Trí phải rút.

Nhưng đúng lúc ấy. Ai Lao đem 3 vạn quân và 100 thớt voi35 thình lình tới doanh trại của vua phao tin là cùng hợp sức với vua để đánh [8b] giặc. Vua tin lời họ, không phòng bị. Đến nửa đêm, bị họ đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, suốt từ giờ Tý đến giờ Mão, đánh tan bọn Ai Lao, chém hơn 1 vạn thủ cấp, bắt được 14 con voi, thừ thắng truy kích liền 4 ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi về.

Tháng 12, vua tiến ra đóng quân ở Sách Thủy36 .

Tù trưởng Ai Lao Là Mãn Sát đã cùng quẫn, muốn vua hoãn đánh để đợi viện binh, mới giả vờ xin hòa. Vua biềt đó là mưu kế xảo quyệt, không cho. Các tường cố xin cho hoà, nói là quân lính khó nhọc đã lâu, nên cho nghỉ ngơi môt chút. Chỉ có Bình chươngLê Thạch cho là không thể cho giặc giải hòa, liền tự cho mình hăng hái xông lên trước, chẳng may trúng phải chông ngầm mà chết.

người anh của vua. Vua thuở ấu thơ, được vua nuôi nấng nên ngài yêu Thạch hơn cả con mình. Thạch tính người nhân ái, ham đọc sách, khoẻ mạnh, dũng cảm, yêu mến quân sĩ, vua từng sai chỉ huy quân tiên phong, đánh đâu thắng đấy. Đáng tiếc Thạch dũng cảm nhưng kém [9a] mưu. Đến đây chết, vua rất thương xót.

Trước đây, vua vốn hòa hiếu với Ai Lao, chưa từng có hấn khích gì. Khi vua cầm cự với giặc tại sách Lư Sơn, Ai Lao từng cho quân sang cứu viện. Đến khi tên ngụy quan Lộ Văn Luật trốn giặc sang Ai Lao, sợ uy danh vua, thêu dệt gây nên hiềm khích, nên mới đến nỗi thế.

Phương Chính và Hoàng Phúc nhà Minh cùng với bọn Tổng binh, Tam ty và Trấn thủ Trần Hiệp bàn định rằng: những viên văn võ thổ quan nào có kêu xin việc gì thì mượn cớ đã đủ hạn khảo khóa, sai về Yên Kinh làm việc công để an trí tại đó.

Nhâm Dần, [1422], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 20). Mùa xuân, ngày mồng 1, nhật thực.

Tháng 2, viên Tổng binhnhà Minh là Phong Thành hầu Lý Bân bị bệnh nhọt chết.

Mùa đông, tháng 12, vua tiến quân đóng ở Quan Da. Ai Lao lạin với quân Minh đánh vào trước mặt và sau lưng quân ta, nhiều người chết và bị thương. Vua bèn bí mật lui về [9b] sách Khôi1430. Mới được 7 ngày, giặc Minh lại đem đại binh đến vây. Vua bảo các tướng sĩ:

"Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là "tử địa"37 mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết".

Vua nói xong chảy nước mắt. Các tướng sĩ đều xúc động, tranh nhau liều chết quyết chiến.

Bọn Lê Lĩnh, Lê Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước phá trận, chém được tham tướng Minh là Phùng Quý và hơn nghìn thủ cấp giặc, bắt được trăm con ngựa. Mã Kỳ và Trần Trí chỉ thoát được thân mình chạy về Đông Quan, quân Ai Lao cũng bỏ trốn.

Vua đem quân về đóng ở núi Chi Linh. Quân lính hết lương, hơn hai tháng, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi. Vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ. Song thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn. Vua bèn cấm giữ nghiêm ngặt, bắt được kẻ nào bỏ trốn thì chém, để rao cho mọi người biết. Quân lính lại nghiêm [10a] túc như trước.

Bấy giờ, do trải nhiều phen hoạn nạn, quân lính đã mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi, đều khuyên vua giảng hòa với giặc. Vua bắt đắc dĩ phải vờ hòa hiếu với bọn tướng giặc Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, để yên lòng quân. Sai bề tôi thân thích là bọn Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa.

Nhà Minh sai nội quan cùng Hộ bộ chủ sự Mã Minh kiễm kê tiền bạc và lương thực chứa trong kho các phủ, châu, huyện. Đồng thời, sai An Bình bá Lý An và Trần Trí, đều giữ chức tham quan để trấn trị đất này.

Quý Mão, [1423], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 21). Mùa hạ, tháng 4, ngày 14, vua lại đem quân về Lam Sơn.

Bọn tham tướng Trần Trí, nội quan Sơn Thọ nhà Minh đưa biếu vua nhiều trâu ngựa, cá muối cùng thóc giống và nông cụ để dụ dỗ. Vua cũng sai bọn Trăn đưa tặng vàng bạc để đáp lễ, nhưng vẫn bí mật [10b] phòng bị. Bọn Trí biết ý định của vua bề ngoài giả cách thân thiện, nhưng trong thì ngầm mưu đánh úp, liền bắt giữ bọn Trăn không cho về. Vua nổi giận, cắt đứt giảng hòa. Các tướng sĩ cũng sôi sục căm thù, đều thề xin liều chết quyết chiến.

Bọn quan lại ở nước ta lại phải [sang Yên Kinh] làm lễ chầu hầu và dâng sổ tu tri38 . Nơi nào chỉ có một viên lưu quan39 và có thổ quan thì sai viên lưu quan đi, lấy viên quan khác đến thay. Những viên lưu quan đều bị xét hỏi, xong việc thì được trở về chức cũ, chỉ có bọn thổ quan, thổ lại thì thả về ngay.

Mùa đông, tháng 11, ngày 21, hoàng tử Nguyên Long sinh.

Giáp Thìn, [1424], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh ra lệnh khai thác mỏ bạc. Trước đó, chỉ khai thác mỏ vàng. Đến đây, ra lệnh khai thác mỏ bạc, nhưng chưa làm lại thôi.

Mùa thu, tháng 7, vua Minh thân hành đi đánh giặc Hồ40 , đem quân về đến sông Du Mộc41 thì ốm nặng, để di mệnh truyền ngôi cho hoàng thái tử. Ngày Tân Mão 18, vua Minh băng, nhưng giữ kín, đưa về đến Yên Kinh mới phát tang, thọ 65 tuổi, táng ở Trường Lăng, miếu hiệu [11a] Thành Tổ, tên thuỵ là Văn Hoàng Đế.

Mùa thu, tháng 8, ngày 15, thái tử nhà Minh Cao Xí lên ngôi, đổi niên hiệu là Hồng Hy, đại xá. Tờ chiếu viết:

"Trẫm nghĩ, trời sinh ra dân, liền lập ra vua chúa để yêu nuôi muôn triệu người cho đến cõi thái hòa, để thống trị Hoa Di, để cùng đạt tới phồn vinh thịnh vượng. Tiên hoàng ta vâng mệnh trời vỗ yên đất nước, trị hóa cao hơn cả trăm vua, văn đức vũ công, thanh giáo ban ra khắp bốn biển. Mới đây, vì biên cương báo động, cần phải xa giá thân chinh; đến khi quân về, đỗng đâu Đỉnh Hồ42 xa khuất.

Ngài để lại di mệnh đem ngôi báu trao cho kẻ ít đức này. Đương lúc đau thương khôn xiết, đâu dám vội nguôi mà tuân theo lệnh. Nhưng các tôn thân, công hầu bá, phò mã, các quan văn võ, nhân dân, kỳ lão và các sứ thần triều cống của tứ di43 đều cúi đầu dưới cửa khuyết, dâng biểu khuyên lên ngôi, cho là ngôi trời không thể bỏ trống lâu ngày, sinh dân không thể [11b] không có người đứng chủ, mà con trưởng đích nối giữ đại thống là đạo vĩnh hằng của nhà nước. Lời tâu bày đền hai ba lần, lòng thành khẩn xiết bao giải tỏa.

Cho nên, ta trên tuân lệnh theo di mệnh, dưới thể lòng mọi người, ngày 15 tháng 8 đã kính cáo trời đất, tông miếu, xã tắc, lên ngôi hoàng đế, để đón phúc lớn của tông miếu, để nhờ mưu xa của thánh thần. Nay nhân buổi mới lên ngôi, ban mệnh đổi mới, lấy sang năm làm năm Hồng Hy thứ nhất, còn các việc nên làm, nêu rõ như sau:

"Những việc như lấy vàng bạc, tìm hương liệu ở Giao Chỉ đều đình chỉ hết. Các quan viên trong ngoài sai đi trông coi, hạn trong 10 ngày phải lên đường về kinh, không được kiếm cớ ở chậm lại mà ngược hại nhân dân. Ôi! vua tôi cùng một dạ, thương dân cốt ở khoan hồng, thưởng phạt có phép thường, trị nước trước phải minh tín. Những mong các hiền tài [12a] giúp việc văn võ, các quan chức giỏi giang trong ngoài hết lòng trung trinh, giúp chỗ thiếu sót để nối nghiệp lớn. Cho nền quốc gia hưng thịnh để ban ân huệ tới khắp dân đen, để mở rộng phúc trị bình cho mọi nơi trong cõi".

Các nha môn lớn nhỏ ở nước ta sai quan đem lễ vật sang tế lễ vá chúc mừng.

Mùa thu, tháng 9, ngày 20, vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng1438, phá được đồn này. Tham chính nhà Minh là Lương Nhữ Hốt chỉ chạy thoát được thân mình, ta thu hết khí giới, đốt phá đồn giặc.

Đô chỉ huy sứ nhà Minh Nguyễn Suất Anh44 đem quân đến cứu viện, nhưng đồn đã mất. Anh chưng hửng, không chổ bấu víu, vua lại đánh bại chúng. Anh chạy vào thành Tây Đô. Vợ con của Anh bị ta bắt được, vua đều tha cho về cả.

Nhà Minh cho gọi Công bộ thượng thư nắm việc hai ty Bố chính và Án sát ở Giao Chỉ là Hoàng Phúc về nước. Tờ sắc viết:

"Khanh là bậc lão thành của nước, khó nhọc lâu ở ngoài, trẫm mong nhớ khôn khuây, muốn được trông thấy [12b] mặt ngay. Thấy sắc tới thì khanh đi trạm mau về kinh để thỏa lòng trẫm mong đợi. Còn vợ con thì sai phu trạm đưa về sau".

Nhà Minh lấy Binh bộ thượng thư Trần Hiệp sang trấn giữ, kiêm coi việc hai ty Bố chính, Án sát và giúp đỡ việc quân chính cho tổng nhung.

Hiệp người phủ Thường Châu, tỉnh Trực Lệ, trước kia làm Đại lý thiếu khanh. Năm Bính Tuất, Khai Đại năm thứ 4 đời Hồ(1406), vận chuyển lương thực đi theo quân Minh, đến năm Kỷ Sửu, Hưng Khánh năm thứ 3 (1409), Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn bại trận bị chết ở bến Bô Cô, điều Hiệp làm Thị lang quản sự, khi bình được châu Hóa, được thăng làm Binh bộ thượng thư.

Hoàng Phúc được gọi về, có tâu xin bảo cử các thổ hào làm quan như phụ đạo Bình Nguyên là Hoàng Ngân Phong, con Tri phủ Đỗ Hy Vọng là Đỗ Cử, con Diêm vận đồng tri Thân Bí Quyết là Bá Tuân. Lại tâu rằng:

"Các thổ lại vẫn quyến luyến quê hương, nếu khoan dung cho chúng thì trái với [13a] phép tắc đã quy định, nếu gò bó chúng thì phần nhiều đều bỏ trốn, đến khi lùng bắt thì chúng quay lại giúp đỡ giặc cướp. Xin xuống chiếu cho Vân Nam để những tên suốt đời làm lại thì chuyển cho làm việc ở các nha môn".

Vua Minh nghe theo.

Vua chọn đinh tráng, sửa khí giới, rèn bộ ngũ, chứa sẳn lương khô, tiến thẳng vào Nghệ An.

Khi qua núi Bồ Lạp (có sách chép là xứ Bồ Cứ) thuộc châu Quỳ45 , thì gặp tên Chỉ huy đồng tri nhà Minh là Sư Hựu cùng viên thổ quan là Tri phủ châu Trà Lân Cầm Bành đem 5.000 quân đón ở phía trước, lại có các tướng Minh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc đem quân tiếp đến uy hiếp mặt sau.

Trời sắp tối, vua bèn phục sẵn binh tướng trong rừng. Bọn Phương Chính đến, vua tung quân ra đánh. Quân Minh tan vỡ lớn. Ta chém được Đô ty Trần Trung và hơn hai nghìn thủ cấp quân giặc, bắt được hơn một trăm cổ ngựa. Quân Minh tháo chạy.

Hôm sau, quân ta tiến đến trang Trịnh Sơn46 , châuTrà Lân47 , [13b] gặp Sư Hựu ở đó, lại cả phá chúng, chém được thiên hộ Trương Bản và hơn nghìn quân giặc. Hựu chỉ chạy thoát thân mình. Vua dẫn quân đến sách Mộc. Bọn Trần Trí đuổi theo đến núi Trạm Hoàng, nhưng vì đã nhiều ph bị thua đau, không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An.

Mùa đông, tháng 11, vua sai người chiêu dụ Cầm Bành. Bành cự tuyệt không theo, mình hắn cùng với hơn ngàn quân lên dựng rào lũy trên đỉnh núi để đón quân cứu viện. Vua đem quân tới bao vây.

Tháng 12, Sơn Thọ nhà Minh sai Nguyễn Sĩ đưa trả Lê Trăn để cầu hòa.

Bọn Phương Chính, Sơn Thọ đến Nghệ An, muốn cứu Cầm Bành nhưng không dám tiến quân, bèn sai người đem thư xin vua giải vây cho Bành.

Bấy giờ, Cầm Bành cố thủ, vây đã hơn một tháng chưa lấy được, lại nghe tin quân cứu viện tới. Vua gọi các tướng lên bảo rằng:

"Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta [14a] giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi".

Vua bèn viết thư để trên bè cho thuận dòng trôi xuống. Trong thư vua nói thác là vẫn muốn theo lời thỉnh cầu của họ, trở về Thanh Hóa. Nhưng lại bị Cầm Bành chặn đường, nếu có lòng thương thì xin cho một người tạm đến hòa giải để thông đường về.

Bọn Chính nhận được thư, sai Trần Đức Nhị chạy đến bảo Cầm Bành hòa giải, Cầm Bành biết là viện binh không đến, mở cửa thành ra hàng, Châu Trà Lân đã dẹp yên. Vua ra lệnh cho quân rằng:

"Cầm Bành đã đầu hàng, chớ có mảy may xâm phạm, tha tội cho tất cả, không được giết một người nào". (Sau Cầm Bành mưu phản, vua giết chết).

Vua vỗ về an ủi các bộ lạc, khao thưởng các tù trưởng. Tuyển chọn đinh tráng bổ sung quân ngũ được 5 nghìn người, thế quân càng mạnh. Quân tin nghe tin Cầm Bành đã hàng, liền quay lại đánh trại Trà Lân. Vua lại đánh phá được.

Vua muốm đánh thành Nghệ An, [14b] nhưng chưa biết tình thế ra sao. Gặp khi vua Minh mới lên ngôi, sai nội quan Sơn Thọ dùng lời lẽ quỷ quyệt để dụ dỗ vua. Vua biết dụng ý của chúng liền nói:

"Giặc sai ngươi đến lừa ta, ta nhân chỗ sơ hở của chúng mà lừa lại, chính là dịp này đây".

Rồi lại trao đổi đi lại với giặc, trinh sát tình hình của chúng để mưu đánh úp thành Nghệ An. Bọn Thọ biết là mưu kế của chúng không đánh lừa nổi, mới lại đoạn tuyệt không cho sứ đi lại nữa.

Bấy giờ vua chấn chỉnh binh tượng, tiến quân bao vây thành Nghệ An. Quân sắp đi, vừa lúc có tin báo quân Minh đã sắp đặt voi ngựa, thuyền bè, tiến quân cả hai đường thủy và bộ, định ngày mai sẽ tới. Vua chia hơn 1.000 quân, cho bọn Lê Liệt đi đường tắt đóng giữ huyện Đỗ Gia1443. Vua đích thân chỉ huy đại quân giữ chổ hiểm yếu để chúng.

Được ba bốn hôm, quân Minh quả nhiên đến quán Lậu và cửa Khả Lưu48 , bày doanh trại ở hạ lưu. Vua ở thượng lưu, ban ngày dựng cờ đánh trống, ban đêm thì đốt lửa sáng trưng. Nhưng ngầm sai binh tượng [15a] vượt sông, phục sẵn ở chổ hiểm yếu. Trời gần sáng, giặc liền đem quân đến đánh dinh vua. Vua giả vờ rút lui, dẫn giặc tới chổ có quân mai phục. Giặc không để ý, đem quân tiến vào sâu, quân mai phục bốn mặt nổi dậy, xông ra đánh phá. Quân giặc bị chém đầu à chết đuối tới hàng vạn tên.

Hôm sau, giặc liền dựa vào thế núi, đắp hào lũy để ở, không ra đánh nữa.

Bấy giờ lương thực của giặc có rất nhiều mà quân của vua thì không đủ lương ăn cho 10 ngày. Vua nói với tướng sĩ:

"Giặc cậy có nhiều lương, cố thủ để làm kế lâu dài, ta lương ít không thể cầm cự dài ngày với giặc".

Rồi đốt cháy doanh trại, ngược dòng sông giả cách trốn đi, nhưng lại ngầm đi đường tắt trở về, đợi giặc đến thì đánh. QUân Minh cho là vua đã chạy, mừng lắm, bèn tiến quân vào đóng ở doanh trại cũ của vua, lên núi đắp lũy.

Ngày hôm sau, vua cho quân tinh nhuệ ra khiêu chiến. Giặc đem quân ra ngoài lũy để đánh. Vua phục sẵn ở Bồ Ải49 , giữa nơi hiểm yếu. Giặc lại không ngờ tới, đem hết [15b] quân ra đánh. Vua bèn tung phục binh xông vào trận giặc. Bọn Lê Sát, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê Tông

Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê Văn An tranh nhau nên trước phá quân giặc, chém đầu giặc không sao kể xiết. Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi. Ta bắt sống Đô ty Chu Kiệt, chém tướng tiền phong là Đô ty Hoành Thành, bắt sống hàng nghìn tên giặc. Trần Trí, Sơn Thọ thu nhặt tàn quân chạy về thành Nghệ An. Vua thừa thắng đuồi dài suốt 3 ngày, đến tận dưới chân thành. Bọn Trí vào thành cố thủ.

Nhà Minh sai Cẩm y vệ xá nhân sang bắt bọn Phương Chính và Sư Hựu về kinh, vì bị thua trận ở châu Trà Lân. Hựu đi đến giữa đường uống thuốc độc chết, Phương Chính vẫn được làm Đô đốc đồng tri, gia chức tham tướng.

Nhà Minh ra lệnh cho bọn Mã Kỳ lại [16a] sang lấy vàng bạc, châu báu và hương liệu.

Ất Tỵ, [1425], (Minh Nhân Tông Cao Xí Hồng Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi50 , huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trầu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: "Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ".

Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý đem hơn 8.000 quân và hơn 10 con voi đến theo giúp. Vua ra lệnh cho các tướng rằng:

"Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn nguỵ quan, thì dẫu đói khát khốn khó đến đâu cũng không được lấy bậy".

Mọi người đều tuân lệnh.

Bấy giờ, quân lính đã ba ngày chưa được ăn mà vẫn không có ai vi phạm lệnh đó. Dân thấy pháp lệnh đã được ban ra và thi hành nghiêm ngặt như vậy, liền đem hết trâu bò, thóc lúa của giặc Minh cấp cho quân lính. Bấy giờ, vua chia quân đi lấy lại đất đai các nơi. Dến châu huyện nào, người ta đều nghe tiếng mà quy phục, cùng [16b] nhau hợp sức vây đánh thành Nghệ An. Giặc cố thủ không dám ra nữa. Thế là đất Nghệ An đều về ta cả.

Vua huấn luyện tướng sĩ, sửa chữa chữa vũ khí, chưa đầy 10 ngày, chiến cụ đã đầy đủ cả. Bèn duyệt võ nghệ, dạy cho binh sĩ phép ngồi, đứng, đánh, đâm, chỉ bảo các thế kỳ, chính, phân, hợp, cho họ biết hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu cờ. Kỷ luật quân đội đã nghiêm chỉnh, tinh thần binh sĩ càng tăng thêm. Thưởng phạt thi hành, nên quân lính gan dạ quyết chiến. Nhân dân trong vùng đều dắt díu nhau tới, đông vui như đi chợ. Vua vỗ về phủ dụ, mọi người đều hân hoan vui vẻ.

Mùa hạ, tháng 4, Tham tướng nhà Minh là An Bình bá Lý An đem thủy quân từ thành Đông Quan đến cứu. Vua đoán là Trần Trí bị cùng quẫn lâu ngày, thấy quân cứu viện đến, tất mở cửa thành ra đánh, bèn dời quân tới đóng ở huyện Đỗ Gia, đào cửa sông, phục quân trên bờ sông đợi quân giặc đến [17a] để đánh.

Ngày 17, bọn Trí đem hết quân ra đánh trại Lê Thiệt. Đợi quân của Trí sang một nửa, quân mai phục liền nổi dậy đánh tan, chém hơn ngàn thủ cấp giặc, bọn chết đuối cũng rất nhiều. Từ đó, giặc càng sợ hãi, đắp thên hào lũy gắng sức cố thủ.

Tháng 5, vua sai Tư không Lê Lễ (Lễ là cháu gọi vua bằng cậu, vốn họ Đinh, được ban họ Lê) đi tuần ở Diễn Châu51 . Lễ đặt phục binh trước. Quân Minh không biết. Gặp khi Đô ty Trương Hùng của nhà Minh đem hơn 300 chiếc thuyền chở lương từ Đông Quan đến. Trong thành mừng lắm, tranh nhau mở cửa thành ra đón. Quân phục thình lình nổi dậy, chém viên Thiên hộ họ Tưởng và hơn 300 quân giặc. Hùng tháo chạy, Lễ cướp lấy thuyền lương rồi đuổi theo, vừa đi vừa đánh, đến tận thành Tây Đô.

Bấy giờ, giặc đều đến cứu thành Nghệ An, vua đoán lá các thành Tây Đô đều đã suy yếu, liền chọn 200 quân tinh nhuệ, [17b] 2 thớt voi, sai bọn Lê Lễ, Lê Sát, Lê Nhân ChúLê Triện, Lê Bị đi gấp

theo đường đất đánh úp thành Tây Đô1448, chém được hơn 500 thủ cấp giặc, bắt sống được rất nhiều. Quân Minh đóng cửa thành cố thủ. Dân cư ngoài thành, bọn Lê Triện đều phủ dụ được cả. Bấy giờ người Thanh Hóa tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc. Bèn bao vây thành đó.

Vua Minh băng, thọ 48 tuổi, miếu hiệu là Nhân Tông. Thái tử Minh là Chiêm Cơ lên ngôi, đổi niên hiệu là Tuyên Đức, tức là Tuyên Tông. Các quan phương diện và phủ, huyện, châu về chầu mừng.

Mùa thu, tháng 7, vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng:

"Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi".

Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ [18a] báo cho bọn Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và 1 thới voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận Hoá và chiêu dụ nhân dân.

Đến sông Bố Chính52 thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào. Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy. Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều.

Bấy giờ, quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chổ đó. Đến khi được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình53 , Thuận Hóa1451. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận. Quân Minh vào thành cố thủ. Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả. Các tướng say tôn [18b] vua là "Đại thiên hành hóa"54 . Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.

Bính Ngọ, [1426], (Minh Tuyên Tông Chiên Cơ, Tuyên Đức năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.

Mùa hạ, tháng 5, vua Minh xuống chiếu rằng:

"Đạo lý thống trị cốt ở yên dân, lòng nhân xót thương, cũng nên tha tội. Giao Chỉ từ khi sáp nhập vào bản đồ dến nay đã hai mươi năm, nhiều lần gây chuyện phản nghịch, phải huy động tới quân của nhà vua. Nhưng ghét chết, thích sống, lòng người không ai khác ai, lội nước vào lửa, bản tâm có ai muốn thế. Xét kỹ duyên do, đều bởi người có chức trách đã không biết cách vỗ về, lại còn cướp bóc không hề biết chán. Tình cảnh kẻ dưới không thấu lên trên, ơn trạch người trên không thấm xuống dưới. Đến nỗi dân chúng khốn khổ, nảy lòng nghi ngờ, trốn vào núi rừng, họp nhau làm loạn. Xét thực tình đều là do bất đắc [19a] dĩ, nên xử tội cũng đáng được xót thương. Vậy ban ơn mưa móc, cho đều được thấm nhuần. Những quan lại và quân dân Giao Chỉ mắc tội phản nghịch và các tội khác, đã bị phát giác hay chưa bị phát giác, đã được xét xử hay chưa được xét xử, kể từ ngày chiếu thư này ban ra, không kể là tội lớn hay tội nhỏ, đều tha cho cả. Quân và dân đất Giao Chỉ, nhoài việc nộp tiền thuế và lương thực ra, các khoản trưng thu khác, cùng những việc đổi lấy vàng bạc, tiền đồng, muối, sắt, hương liệu, thuế cá... đều lập tức đình chỉ cả, cho phép được trao đổi ở trong hạt với nhau, quan phủ kkông được cấm, làm như vậy để tỏ lòng thương dân của trẫm".

Mùa hạ, tháng 6, có người đàn bà nghèo hèn ở trang Phao, huyện Đáy Giang mắc bệnh hủi, bị chồng ruồng bỏ. Bỗng một hôm mụ gặp một cụ già trên đường trao cho một hòn đá nhỏ như quả trứng gà, bão mài nước bôi vào chổ loét thì khỏi ngay. Mụ làm theo như vậy, quả nhiên hỏi bệnh. Xa gần nghe tin, nhiều người đem tiền lụa đến xin chữa cho [19b]. Mụ ứng tiếp không xuể, chỉ lấy hòn đá mài nước mà cho, gọi là nước bồ tát. Người ta nối nhau trên đường, hỏi xin đã xin được nước đó chưa. Việc bị phát giác, cả người và đá đều bị bắt đưa về giữ lại ở Tam ty. Không bao lâu, quan quân tới, người đàn bà ấy mới được đưa về. Kẻ thức giả cho rằng đó là điềm Lê Thái Tổ lấy được nước.

Mùa thu, tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu,bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái gám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân 1 thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan55 , Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng1454, Quy Hóa56 , Đà Giang, Tam Đới57 , Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của giặc từ Vân Nam sang; bọn thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển [20a] đem 2.000 quân và1 thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu58 , Bắc Giang, LẠng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; bọn Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau đaể phô trương thanh thế. Quân ta đi đến đâu, không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa không thay đổi hàng quán. Vì thế, các lộ ở Đông Đô và các xứ phiên trấn, chỗ nào cũng vui mừng, tranh nhau mang trâu dê cơm rượu đến khao quân lính và đều hưởng ứng vây đánh các thành giặc. Quân Minh chỉ còn ngồi giữ để đợi viện binh mà thôi.

Ngày 12, bọn Triện đem 3.000 quân tiến sát đến thành Đông Quan.

Quân MInh thấy Triện mang quân trơ trọi từ xa tới, dốc hết quân ra đánh. Đến các xứ Ninh Kiều59 thuộc Ứng Thiên (nay là Chương Đức) thì bọn Lê Triện, Lê Khà, Lê Bí dốc sức quyết chiến, phá tan quân giặc, chém được hơn 2.000 thủ cấp, rồi tiến quân đóng ở phía tây sông Ninh Giang60 .

Tham tướng nhà Minh là Trần Trí cho là thành Đông Quan trơ trọi nguy hiểm [20b] mới đắp thêm lũy, đào thêm hào, làm kế cố thủ, lại gởi thư cho bọn Lý An, Phương Chính bảo bỏ thành Nghệ An về cứu đất căn bản61 .

Tháng 9, ngày 17, bọn Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An, vượt biể chạy về ĐôngQuan, chỉ để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An. Vua tiến đánh phía ngoài thành, phá được.

Vua liệu tính thế giặc ngày một suy, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay sợ lỡ mất cơ hội, liền để bọn Lê Ngân, Lê Văn An, Lê Bôi, Lê Điền, Lê Lĩnh, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng ở lại đóng dinh vây thành Nghệ An. Vua đích thân chỉ huy đại quân, ngày đêm đi theo đường thủy, đường bộ tiến gấp đuổi theo bọn An, Chính.

Khi đến thanh Tây Đô, vua đóng dinh ở Lỗi Giang, úy lạo tướng sĩ, ban thưởng bô lão trong làng và họ hàng cùng những người quen biết cũ theo thứ bậc khác nhau. Bấy giờ nhân dân các huyện nghe tin vua [21a] đến Thanh Hóa, đều hăng hái đến trước cửa quân, tình nguyện rong ruổi theo hầu để lập chút công lao.

Ngày 20, viên Đô ty Vương An Lão ở Vân NAm của nhà Minh đem hơn1vạn việnbinh đến cầu Xa Lộc1461, lộ Tam Giang. Bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả đón đánh phá tan giặc, chém hơn 1.000 thủ cấp, giặc chết đuối rất nhiều. Quân giăc còn sót lại chạy vào thành Tam Giang.

Hôm ấy, Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Nhân Mục62 , chém hơn một nghìn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng63 .

Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai bọn Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông và Tham tướng Mã Anh đem 5 vạn quân, 5 nghìn ngựa chia đường sang cứu viện các thành Đồng Đô. Một vạn quân Vân Nam tiến trước, thẳng đến Tam Giang64 , thuận dòng mà xuống. Bọn Lê Khả nghe tin giặc [21b] đến, từ Ninh Kiều hành quân cấp tốc, gặp giặc ở cầu Xa Lộc, đón đánh bại quân giặc.

6, bọn Vương Thông nhà Minh đem các quân mới cũ gồm hơn 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta.

Vương Thông từ Khâu Ôn tới, qua cầu Tây Dương65 , đóng quân ở bến Cổ Sở1466, làm cầu phao cho quân qua sông. Phương Chính tiến từ cầu Yên Quyết66 , đóng quân ở cầu Sa Đôi67 . Sơn Thọ và Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục, đóng quân ở cầu Thanh Oai1469. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, giáo mác rực trời, tự cho là đánh một trận là bắt hết được quân ta.

Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tượng ở đồng Cổ Lãm68 , cho du binh nhử đánh vào doanh quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, khi qua bờ cầu Tam La69 , chổ ấy ruộng nước, bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc bị sa lầy. Ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi tận đến cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài [22a] mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên. Bọn Triện định đánh chặn hậu doanh của Phương Chính, nhưng Chính đã rút đi rồi. Trời tối, bèn thu quân về.

Ngày mồng 7, bọn Lê Triện đánh Vương Thông ở các trại ngoài Cổ Sở.

Bấy giờ, giặc đã phục binh sẵn, đan tra làm lá chắn, bên trong gài chông sắt, giả cách vứt lá chắn bỏ chạy. Voi của ta giẫm lên, trúng phải chông sắt, quân ta thất lợi, phải tạm lui. Bọn Triện tự liệu không thể chặn được mới phá hủy doanh trại cũ, thu quân giữ nơi hiểm yếu, cáo cấp trước với bọn Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Xí.

Lúc ấy, bọn Lễ đã bí mật mai phục tinh binh ở Thanh Đàm70 để đợi giặc, được tin báo của Triện, bèn đang đêm đem hơn 3 nghìn quân tinh nhuệ và 2 thớt voi đến dứu, hội quân ở Cao Bộ71 , chia quân phục sẵn ở các chổ hiểm yếu. Nhân bắt được gián điệp của giặc, tra hỏi biết được giặc định đặt súng phía sau quân ta.

[22bb] Lễ và triện dùng luôn kế của giặc để đánh giặc, hạ lệnh cho các quân nghe tiếng súng nổ vẫn nằm im không được nhúc nhích. Giặc cho là không có quân, đi theo đường tắt tới, nổ súng rối đem toàn bộ quân tiến sâu vào.

Đến cách sông Yên Duyệt72 vài dặm thì phụd binh ta ba mặt đều xông lên, hăng hái đánh vào các xứ Tốt Động73 , Chúc Động74 , phá tan quân giặc75 , chém được thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng và 5 vạn quân giặc. Giặc chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn. Bắt sống hơn 1 vạn tên giặc, thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết. Phương Chính theo đường bến Cổ Sở trốn về. BọnVương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan.

Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quan [23a] và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục ngày đêm đi gấp.

Ngày 11, tới sông Lũng Giang76 đóng dinh tướng tới đón mừng.

Tri châu phủ Chính Bình là Hà Trung bị vua bắt, giết chết.

Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh1479để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc77 của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa.

Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt78 .

Ngày 23, vua sai bọn Trần Hãn, Lê Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận [23b] dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô79 , bọn Lê Lễ đem hơn 1 vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương. Vua đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan.

Đến đêm, hồi canh ba, quân bốn mặt đánh ập vào, phóng lửa đốt các nhà ở ngoài thành, khói lửa mù mịt đầy trời. Các doanh quân đóng ngoài thành của Phương Chính tranh nhau chạy vào cửa thành xác chết gối lên nhau. Ta bắt hết những người trong nước buộc phải theo giặc và hơn trăm chiến thuyền cùng rất nhiều khí giới, nghi trượng. Giặc biết là quân dân các vùng gần đó đều theo về ta cả, thế là mỗi ngày một cùng quẫn, lại đắp thêm tường lũy, liều chết cố thủ, để đợi viện binh.

Vua dời ra đóng dinh ở Đông Phù Liệt80 .

Khi vua mới tới thành Đông Đô, những hào kiệt ở kinh lộ và nhân dân các phủ huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập kéo đến cửa quân, xin hết sức liều chết đánh thành giặc ở các xứ. Vua biểu dương [24a] lòng thành của họ, phủ dụ, úy lạo, báo cho họ biết lẽ bỏ nghịch theo thuận. Từ kẻ sĩ tới dân chúng, hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ khiêm tốn, dùng nghi lễ trang trọng để tiếp đãi, rồi tùy theo tài năng hơn hay kém của từng người để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thưởng để khích lệ khiến người người đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe, nên ai ai cũng giữ gìn. Vì vậy, mọi người đều cảm kích mong được dốc trọn sức mình, quân đi đến đâu là thành công đến đấy.

Vua chia các lộ trấn ở Đông Đô thành bốn đạo81 . Đặt quan lại văn võ trong ngoài và tuần kiểm ở các cứ cửa biển để khám xét những người qua lại và bắt bọn nguỵ quan, bọn phản bội, bọn ngang ngạnh không chịu cải hóa, bọn ăn ở hai lòng, bọn mang thư chạy về phương Bắc.

Lại dụ những người có tài văn chương mà chưa được nhận chức, nếu ai viết thư dụ được người thành Đông Quan, khiến họ mở cửa thành ra hàng và giảng hòa về nước, [24b] thì sẽ được thăng chức vượt cấp.

Lại ra lệnh tịch thu vợ con, nô tỳ sản nghiệp của bọn ngụy quan nộp lên, còn thóc lúa của chúng thì vẫn để ở bản xứ để đợi cung cấp cho quân đội.

Mùa đông, tháng 11, vua tìm được Trần Cảo lập làm vua.

Trước đó, có người tên là Hồ Ông, là con một người ăn xin, trốnầm Quý, giả xưng con cháu họ Trần.

Bấy giờ người trong nước khổ về chính lệnh hà khắc của giặc, mong có người làm chủ, mà vua thì gấp việc diệt giặc cứu dân, nên sai người đón lập Cảo cho xong việd việc quyền nghi nhất thời, mà cũng muốn mượn cớ để trả lời nhà Minh để họ tin.

Đặt niên hiệu là Thiên Khánh, sai Tả bộc xạ Lê Quốc Hưng dạy cho, nhưng thực ra là để coi giữ. Cảo trước đóng dinh ở núi Không Lộ1485, sau dời về Vũ Ninh82 .

Tháng 12, cấm chặt phá hoa quả, cây cối và cướp bóc của dân.

[25a] Vua thân đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh Đông Đô.

Bọn Vương Thông, Sơn Thọ nhà Minh hễ đánh là thua, chán nản lo sợ, mưu kế đã cùng, viện binh không có, tình thế ngày một khốn quẫn, bèn sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước. Vua nói:

"Câu đó đúng hợp ý ta. Vả lại, binh pháp không đánh mà khuất phục được quân của người là kế hay hơn cả."

Bèn bằng lòng cho giảng hòa, hẹn ngày kíp gọi quân sĩ ở các thành cùng một lúc về tập hợp ở thành Đông Quan để cho về nước cả. Sai cận thần trao đổi với quân Minh, cho phép họ được đi lại, mua bán không khác gì dân thường.

Bấy giờ, bọn nguỵ Đô ty Trần Phong1487, Tham chính Lương Nhữ Hốt80 Đô chỉ huy Trần An Vinh, đã bán nước làm quan to cho giăc, sợ sau khi giặc rút về, chúng sẽ hết đường sống sót, bèn ngấm ngầm làm kế phản gián, bảo [người Minh] rằng:

"Trước kia Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, đem quân về hàng. Hưng Đạo [25b] Đại Vương cho hàng, nhưng dùng mưu lấy thuyền lớn cho đưa họ về nước, rối cho người giỏi bơi lặn sung làm phu thuyền. Ra đến ngoài biển, lừa lúc ban đêm mọi người ngủ say, bọn phu thuyền lặn xuống nước, dùi đủng đáy thuyền, những người đầu hàng đều bị chết đuối hết, không một ai sống sót trở về được".

Bọn Thông tin lời, đem lòng ngờ vực, lại nảy ý khác, đắp thêm tầng lũy kép hào, thả chông để làm kế tạm bợ, ngoài mặt nói hoà hiếu, nhưng ngấm ngầm bày mưu tính kế. Chúng bí mật sai mấy chục boọn mang thư bọc sáp đi lối tắt về xin viện binh. Vua bắt được người mang thư, ghét bọn chúng tráo trở, bèn bí mật phục quân ở bốn phía quanh thành Đông Quan, đón giặc ra vào , bắt được hơn 3 nghìn tên dò thám, hơn 5 trăm con ngựa. Từ đấy, quân Minh đóng chặt cửa thành không ra, sứ qua lại cũng dứt.

Vua sai các tướng chia quân đi đánh các thành: Quốc Hưng đánh hai thành Điêu Diêu83 , và Thị Cầu84 ; [26a] Lê Khả và Lê Khuyển đánh thành Tam Giang1491; Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh và Lê Triện đánh thành Xương Giang85 ; Lê LựuLê Bôi đánh thành Khâu Ôn86 .

Ngày 20, đặt chức an phủ sứ các lộ. Lấy bọn Đào Công Soạn, Nguyễn Dực 24 người làm chức đó. Đặt chức viên ngoại lang của Lục bộ, lấy bọn Nguyễn Công Vĩ 6 người làm chức ấy.

Đinh Mùi, [1247], (Minh Tuyên Đức năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua tiến quân sang bờ bắc sông Lô, đối lũy thành Đông Quan. Bọn Thiếu úy Lê Khả giữ cửa Đông, Tư đồ Lê Lễ giữ cửa Nam, Thái giám Lê Chửng đem hai vệ Thiết đột là bọn Nghi Phúc giữ cửa Tây, Thiếu úy Lê Triện đem quân hai vệ giữ cửa Bắc, vây đánh thành Đông Quan.

Sơn Thọ nhà Minh sai bọn thông sự Nguyễn Nhậm gồm 3 người sang thông tin tức.

Ban chức hỏa thủ87 cho quân các lộ theo thứ bậc khác nhau.

[26b] SAi Dương Thái Nhất sửa lại đền thờ Hưng Đạo Đại Vương, cấm không được chặt cây cối ở các đền miếu.

Hạ lệnh cho lộ An Bang nộp gỗ cọc và tên tre.

Bổ thuộc lại Hàn lâm viện và bốn đạo gồm 515 người.

Hạ lệnh cho các lộ, trấn chứa lương ở các thành Xương Giang và Tam Giang để cấp cho quân.

Hạ lệnh cho các tướng hiệu, các quan lộ tìm hỏi những người có tài lược, trí dũng, làm nổi các chức quan trọng như Tư mã, Thượng tướng, mỗi viên tiến cử lấy một người.

Hạ lệnh cho nhân dân dâng thóc cung cấp cho quân sĩ. Ai tiến thóc được thưởng tước tùy theo mức độ khác nhau.

Quân Minh ở Nghệ An và Diễn Châu88 ra hàng.

Vũ Cự Luyện người huyện Đường An và Đoàn Lộ người huyện Cổ Phí dâng kế sách đánh thành và các kiểu chiến bằng, xe phần ôn, xe phi mã1488. Sai các tướng theo các kiểu ấy mà làm.

Hạ lệnh cho các xứ thờ cúng đền miếu các công thần.

Sai viên bách bộ nhà Minh là Hà Vương đem thư vào thành Đông Quan.

Sai bọn Tuyên Quang Tư mã Lương Thế Vĩnh và [27a] Đề đốc phụ đạo Ma Tông Kế đóng thuyền chiến.

Hạ lệnh cho viên Tổng tri coi việc quân dân Lạng Sơn và An Bang là Nhập nội thiếu bảo Lê Lựu đem quân đi đánh giặc, cho quyền tiền trảm hậu tấu.

Lấy Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự.

Bấy giờ, vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô90 . (Khi ấy, có hai cây bồ đề ở trong dinh, nên gọi là dinh Bồ Đề), cao bằng tháp Báo Thiên, hằng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc, cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ qua lại.

Ngày 13, bọn Lê Lựu, Lê Bôi ngày đêm đánh gấp thành Khâu Ôn. Quân Minh tự lượng chống đỡ không nổi, đang đêm bỏ thành chạy trốn.

Giết Tư mã [27b] Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có chiến công, nói năng khinh mạn.

Chém Thiên hộ Lý Vân và tòng nhân Bùi Vĩnh vì chở trộm mắm muối vào thành Chí Linh91 .

Hạ lệnh kiểm kê quân khí, người nào để thiếu thì xử tội theo quân pháp.

Hạ lệnh cho Thái Nguyên và Lạng Sơn nộp vỏ gai.

Hạ lệnh cho Tư mã Cao Ngự tổng chỉ huy trấn Thiên Quan vây thành Cổ Lộng. Cho phép xử tội phải tâu trước rồi sau mới được trị tội.

Hạ lệnh cho huyện tân Phúc mở lò rèn đồ sắt.

Hạ lệnh cho thiếu úy Lê Vân đóng ở cửa Đông thành Đông Quan; Tư không Lê Lễ, Thiếu úy Lê Sát, Lê Lý, Lê Lỗi, Lê Chích đóng ở cửa Nam; Thiếu úy Lê Biám Lê Nguyễn, Chấp lệnh Lê Chửng đem ba vệ Thiết đột đóng ở cửa Tây; thiếu úy Lê Triện, Lê Văn An đem 14 vệ quân đóng ở cửa Bắc. Hạ lệnh cho các lộ Tam Giang, Tam Đái, Tuyên Quyên, Quy Hóa [28a] nộp luồng vầu làm thành dưới nước, dựa vào bờ bắc sông Nhị, cao ngang với thành Đông Quan.

Bọn Chỉ huy Trương Lân và Tri phủ Trần Vân ở thành Điêu Diêu ra hàng.

Chế súng Cổn dương, ra lệnh cho các tướng theo kiểu đó mà làm.

Hạ lệnh cho người trong nước, ai có cha mẹ, vợ con, anh em, nô tì, thân thích theo giặc ở trong thành cho tự nguyện lên thành92 , khi phá được thành sẽ cho nhận đem về. Nếu không tự nguyện lên thành mà tranh nhau nhận về đoàn tụ thì phải xử theo quân luật.

Ra lệnh cho phụ đạo các xứ nhận các chức Thủ ngự, Đoàn luyện, tước trung phẩm.

Tháng 2, ngày mồng 7, Phương Chính ngầm đem quân đánh úp Cảo Động93 , huyện Từ Liêm, Triện có sức đánh lại, bị tử trận, Bí bị giặc bắt sống. (Sau giặc về nước, lấy lễ trả Bí về).

Ngày 19, quân Minh đánh vào Bài Sa Đôi, huyện Từ Liêm. Quân ta cố thủ quyết chiến, binh khí hết sạch, dùng mảnh nồi [28b] chõ, chum vại ném vào giặc. Giặc không tiến vào được, liền phá nhà cửa của dân để đánh hỏa công. Hôm ấy, gió rét lửa nóng, quân ta tránh lửa vượt sang sông, có nhiều người bị chết đuối. Chỉ có những quân lính ở Thiên Quan không biết bơi, ở lại tử chiến với giặc, giặc lại thua chạy.

Người Minh giữ thành Thị Cầu là Đường Bảo Trinh ra hàng.

Sai viên chỉ huy họ Tăng đã đầu hàng, theo Nguyễn Trãi đi chiêu dụ thành Tam Giang.

Sứ Chiêm Thành sang cống. Ban yến, cho ngựa và lụa bảo về. Sai Thiêm tri khu mật Hà Luật cùng đi với họ.

Hạ lệnh thưởng công cho các tướng hiệu bắt đầu từ việc lập công mới: đại thần đến thiếu úy có công lao lớn, được thưởng phù vàng thì được ăn lộc một quận; chức chấp lệnh mà có công thì được ăn lộc một cấp; các đốc tướng, quân nhân có công cũng được ăn lộc một quân hay một ấp theo thứ bậc khác nhau. Người nào không có công, không được thưởng gì đều phải giáng làm dân thường.

Xuống chiếu rằng: [29a] Các lăng miếu của triều trước, nơi nào bị giặc phá hoại thì làm lại, cấp cho số người giữ việc thờ cúng theo thứ bậc khác nhau.

Tháng 3, vua duyệt binh ở Vĩnh Động94 . Chánh đốc Nguyễn Liên để hàng ngũ trống thiếu, vũ khí không đủ, bị chém để rao trong quân.

Lấy Bùi Ư Đài là Lễ bộ thượng thư kiêm tri Đông đạo quân dân tịch hạ.

Hạ lệnh cho ba quân, người nào có thể liều mình vì nước, tinh thông võ nghệ, khỏe mạnh dũng cảm, không kể sống chết, đều được cấp văn bằng và tuyển vào làm thị vệ ở nội phủ.

Tháng 6, bọn Chỉ huy sứ Lưu Thanh ở thành Tam Giang ra hàng.

Trước đây, quân lính ở thanh Tam Giang theo sự điều động của quan Tổng binh nhà Minh đi đánh vua ở Thanh Hóa, bị thua trở về, có tên ngụy binh buông lời khinh mạn vua. Thanh mắng nó: "Thằng man vô lễ, ông ấy1502sẽ là [29b] hoàng đế của chúng mày đấy:. Đến đây thì ra

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua nổi dậy, nghĩa binh đi đến đâu, quân Mnh đều thua chạy, coa phải vì ta nhiều địch ít, ta mạnh địch yếu mà chúng không chống nổi đâu? Là vì đức của vua là hợp với lẽ trời, nên trời giúp cho, làm đẹp lòng người nên người theo về, không những là người nước ta vui vẻ thuận phục, mà cả đến bọn phản nghịch cũng tôn kính như vậy, nên chúng không còn chí chiến đấu và đều ra hàng là phải lắm! Thế thì việc dấy quân nhân nghĩa của vua có những chổ rực rỡ hơn so với Thang Vũ, mà qua việc này lại càng nổi bậc. Còn như cái điềm được nước95 thì đâu có thể dùng thuyết sấm vĩ mà xét được?.

Hơn 1 vạn quân Minh đầu hàng trong các thành âm mưu làm phản bị giết . Thành Tam Giang không nằm trong số đó.

Trước đó, [30a] ngày mồng 9, Tư không Lê Lễ, thượng tướng quân Lê Xí đánh nhau với quân Minh ở My Động (nay là Hoàng Mai)96 . Lễ tử trận.

Hôm ấy, Vương Thông đem quân tinh nhuệ trong thành ra đánh Thái giám Lê Nguyễn ở Tây Phù Liệt. Nguyễn giữ vững thành lũy chống lại. Vua vội sai Lê Lễ, Lê Xí đem hơn 500 quân Thiết đột đến đánh , đuổi giặc tới My Động. Vương Thông thấy Lễ ít quân, mới đánh kẹp vào. Lễ và Xí cưỡi voi cố sức đánh, voi sa lầy, bị quân Minh bắt sống đem vào thành Đông Quan. Lễ không chịu khuất phục, bị giết

chết. Xí về sau nhân đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa tên canh giữ, chạy thoát về, ra mắt vua ở dinh Bồ Đề. Vua kêu lên: "Sống lại":

Trước kia, mỗi lần Lễ ra trận, vua thường răn chớ nên khinh địch. Đến khi thắng trận ở Tốt Động, mọi người đều khen Lễ là giỏi. Vua nói: " Trăm trận đánh được cả trăm không phải là điều hay cả đâu. Hắn cậy quân tinh [30b] quen mui được luôn, thất bại có thể đứng mà chờ đó!".

Đến đây quả nhiên như vậy:

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khuất Hà quen mùi thắng trận ở Bồ Tao đến nỗi bị bại vong97 , đó là quân tàn bạo, bị cô lập, đi xâm chiếm nước nhỏ. Lê Lễ quen thói đánh được ở Tốt Động, cũng vì thế mà bại vong, nhưng là quân khảng kkhái phục thù. Tuy hai người đều thất bại như nhau, nhưng ý nghĩ lại rất khác. Cho nên tướng giỏi thời ấy, thì Lễ và Triện xứng đáng đứng đầu.

Lấy thông hầu Lê Nhân Chú làm Hành quân đốc quản nhập nội đại tư mã, lĩnh Tiền, Hậu, Tả, Hữu tứ vệ, kiêm tri Tân vệ quân sự.

Hạ lệnh cho tướng hiệu và quân nhân các lộ Quốc Oai và Tam Đái rằng:

Kẻ nào thấy thư của giặc dụ dỗ, phỉnh phờ, đe doạ mà lén trình riêng với tướng của mình thì bị chém, các viên đốc tướng không biết giám sát cũng xử tội như vậy. Kẻ nào lừa gạt, mê hoặc các châu huyện thì bắt giải tới quan [31a] môn để chém.

Chia bọn quan lại nhà Minh đã đầu hàng cho ở các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Lam Ấp98 , Tân Bình.

Hạ lệnh cho các lộ tiến cử những người hiền tài, chính trực, trí dũng anh kiệt, cho gọi tới trả lời các câu hỏi, rồi cất nhắc sử dụng. Ai che dấu thì bị xử tội truất giáng.

Hạ lệnh cho bọn Thiếu úy, Chlệnh, TỔng giám rằng:

Ngày thường quân nhân phạm pháp thì không được tự ý giết chết. Khi ra trận mà kẻ nào traái lệnh thì cho phép chém trước tâu sau.

Ngày 19, thành Thị Cầu ra hàng.

Vua hạ lệnh rằng: Người nào có vợ con, anh em trước bị giặc ở các thành cướp bắt làm thê thiếp hoặc nô tỳ cho chúng, nay ta đã chiêu hàng, các ngươi hãy kéo nhau đến thành Đông Quan. Nếu chém được thủ cấp giặc, thì ta trả lại vợ con anh em cho, lại còn thưởng tước, thăng cấp theo thứ bậc khác nhau.

Cấm những kẻ xưng là đồng cốt, tà đạo, mượn tiếng ma quỷ, thần thánh, gieo rắc hoang mang, bịa đặt mê hoặc lòng người.

Hạ lệnh [31b] cho dân phiêu bạt trở về quê quán cày cấy. Người nào không có điền sản thì cho phép buôn bán. Kẻ nào bỏ nghề nghiệp thì bị xử tội nặng.

Sai Chu Sài là người Minh đầu hàng đem 340 con ngựa đến châu Hóa để chăn nuôi.

Diễn tập thủy trận.

Sai các viên Thiếu úy tuyển chọn con em những nhà giàu có trong dân, vóc người cường tráng to lớn, võ nghệ tinh thông, khỏe mạnh dũng cảm, mỗi viên chọn lấy 200 người, bổ làm quân thị vệ, kẻ nào hèn nhát thì không lấy.

Cấm chở mắm, muối qua cửa ải Bạch Lâm, vì tên Đào Quý Khách thông đồng với giặc.

Tháng ấy, nhà Minh sai An Viễn hầu Liễu Thăng đem quân sang xâm lược, lấy Binh bộ thượng thư Lý Khánh làm Tham tán quân vụ.

Bấy giờ Trần Hiệp đã bị thua chết, Thành Sơn hầu Vương Thông tâu xin thêm quân. Nhà Minh sai bọn Thăng đem 7b vạn quân sang và ra lệnh cho Khánh cử các thuộc viên có tài lược của lục khanh [32a] cho đi theo để giúp mình, Khánh tâu cả bọn Trần Dung trở xuống, gồm hơn 10 người cùng đi.

Mùa hạ, tháng 4, sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa99 .

Vua nói: "Ta không có tài dũng, trí tuệ, một mình gánh vác công việc nặng nề, sợ không làm nổi, cho nên phải nhún mình cầu hiền, dốc lòng trọng sĩ, cùng mưu việc lớn, để cứu vớt sinh dân. Ai tiến cử được người mưu trí dũng lược hơn người, hoặc người nào tự tiến cử mình thì đều làm quan cao, tước trọng".

Phong Đinh Liệt là em Lê Lễ làm Nhập nội thiếu úy Á hầu. Các vợ lẽ của Lễ là bọn Hà Ngọc Dung 5 người đều phong làm Tông cơ, để đền công Lễ chết vì nước.

Cho Lê Ba Lao làm Quan sát sứ, tước Thượng phẩm, cấp cho 100 mẫu ruộng vì con là Triện nhiều lần đánh bại giặc mạnh, lập chiến công lớn, chết vì việc nước. Cho con Triện là Lăng làm Phòng ngự sứ, tước Thượng trí tự [32b]. Trước Phục hầu và cho 2 con ngựa.

Hạ lệnh rằng người nào bắt được bọn to lớn khỏe mạnh mà chưa vào sổ quân dân, bọn du thủ thực, không chịu sai dịch, đưa đến cửa quân, thì được thưởng trước 1 tư.

Hạ lệnh dụ bảo các tướng hiệu và quân nhân thuộc 14 vệ Thiết đột rằng: "Có thể đồng lòng liều chết đánh tan quân giặc là sức của các ngươi, còn xếp đặt lo toan, áo cơm khen thưởng là do ở ta. Bọn các ngươi chớ ngại khó nhọc, chớ lo nghèo túng. Bao giờ thấy vợ con ta nghèo túng thì vợ con các ngươi mới nghèo túng. Mongcác ngươi một lòng đánh giặc, chớ nảy lo phiền".

Hạ lệnh cho các tướng hiệu và quân nhân các xứ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa rằng:

"Ta khởi binh ở đất các ngươi, đã gần thành công. Mong các ngươi trước sau một lòng, vàng đá một tiết, để trọn nghĩa vua tôi, cha con. Ta biết các ngươi đều là hiền sĩ của đất nước [33a]. Trước kia, Hưng Khánh, Trùng Quang100 chỉ có tiếng hão, không nên công gì là bởi chính lệnh không thống nhất, đại thần không được biết gì. Bọn các ngươi chỉ uổng phí sức lực cho họ thôi. Nay thiên hạ về một mối, ta cùng các ngươi như nghĩa cha con, mong các ngươi dốc lòng khôi phục lãnh thổ nước nhà. Từ xưa các tướng văn tướng võ được phong hầu cũng chỉ như các ngươi thôi, có khác gì đâu. Các ngươi hãy chỉnh đốn đội ngũ của mình, luyện tập quân sĩ của mình, sau khi dẹp yên bọn giặc tàn bạo, sẽ chia một nửa số người về làm ruộng. Nay trời mượn tay ta diệt giặc, việc không đừng được. Kẻ nào theo lệnh ta thì phá được giặc, vẫn sống mà lại có công, kẻ nào không theo lệnh ta thì chết mà chẳng được việc gì! Mỗi đội đều phải chép lại một bản lệnh này, mỗi ngày đọc đi đọc lại nhiều lần cho quân lính được biết".

Hạ lệnh cho các tướng và quân nhân rằng:

Giặc Minh tàn hại dân ta đã hơn hai chục năm. Buổi đầu số quân của ta có mấy trăm101 người. Hiện nay có [33b] 35 vạn. Đợi khi phá được thành Đông Quan, sẽ cho 25 vạn người về nhà làm ruộng, chỉ để lại 10 vạn làm quân để đề phòng việc nước. Một nhà 3 người thì 1 người làm quân, mọi loại phú dịch đều tha cho 3 năm. Lại nêu 10 điều quân luật cho các tướng hiệu và quân nhân:

1-Làm huyên náo trong quân.

2-Gây kinh động hão, bịa điều họa phúc làm dao động lòng quân.

3-Khi ra trận, nghe tiếng trống, thấy cờ hiệu mà giả cách không nghe, không thấy, dùng dằng không tiến.

4-Khi ra trận, trông thấy cờ dừng quân, nghe thanh la dừng quân mà không đứng lại.

5-Nghe tiếng chiêng lui quân mà cưỡng lại không lui.

6-Canh phòng túc trực không siêng, hoặc ngủ say bỏ canh, bỏ hàng ngũ ngầm trốn về.

7-Đắm đuối nữ sắc,lén lút thả riêng cho người họ nhà vợ không làm quân dịch.

8-Thả quân lính để lấy tiền và che dấu không biên vào sổ quân.

9-Theo thói ưa ghét của riêng mình [34a] mà đảo lộn công tội của người.

10-Bất hoà với mọi người, gian ác, trộm cắp.

Mười điều trên đây, kẻ nào phạm phải đều bị chém.

Lấy Thiếu bảo Lê Văn An làm Tổng tri, coi các việc quân của Quốc Oai Thượng, Quốc Oai Trung, Tam Đái, Quảng Oai, và lệnh cho rằng: Nếu có viên chấp lệnh hay giám quan nào không theo quyền tiết chế của ngươi thì chém trước tâu sau.

Lấy 3 điều răn bảo các quan văn võ:

1- Chớ thờ ơ.

2- Chớ lừa dối.

3-Chớ tham lam.

Dụ các hào kiệt trong nước rằng:

"Các thành đã phá được rồi, chỉ còn thành Đông Quan chưa hạ được. Ta vì thế mà nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm khuya suy nghĩ, khô héo ruột gan. Thế mà bên cạnh ta, vẫn chưa có được người giúp đỡ. Ta tuy làtướng, nhưng xét lại bản thân mình một là già ốm, [34b] bất tài, hai là học thức nông cạn, ba là trách nhiệm nặng nề khó bề kham nổi, mà các đại thần như tả, hữu tướng quốc, thái phó, thái bảo vẫn chưa đặt, thái úy, đô nguyên soái vẫn còn khuyết, hành khiển và các quan, mười phần mới được một, hai phần. Cho nên, ta nhún mình thành thực khuyên bảo các hào kiệt cùng nhau dốc sức, cứu giúp muôn dân, chớ có mai danh ẩn tích, để thiên hạ phải lầm than mãi mãi. Nếu có ai khí tiết thanh cao như Tứ Hạo102 , lánh đời ẩn tích như Tử Phòng103 cũng hãy ra cứu nạn cho dân đã, đợi khi thành công, muốn thoả chí xưa thì lại trở về rừng núi, không hề cấm giữ".

Hạ lệnh rằng: Khi sai phái thuộc hạ dưới quyền, đều phải cấp giấy tờ có đóng dấu phải ký họ tên quan phụ trách và ghi rõ số người đi là bao nhiêu, đến chỗ nào, làm việc gì, hạn định ngày nào phải về dinh, không được đi lại tự do. Quan phụ trách và người dười quyền nếu không tuân lệnh này [35a] thì tùy tội nặng nhẹ, mà xử giáng cấp, phạt trượng, chặt chân, hay chém đầu. Nếu xét được tình trạng bọn giặc móc nối với nhau thì có trọng thưởng.

Cấm không được trao đổi mắm muối với Cầm Lạn.

Hạ lệnh cho những nơi trọng yếu phải canh giữ cho nghiêm, xét hỏi kỹ những người lạ mặt và thư từ về việc quân qua biên giới xem có thực hay là giả.

Tháng 5, hạ lệnh cho các tướng hiệu lớn nhỏ phải làm tờ khai, cam kết không gian tham nhận của đút lót, không lấy vợ người bản lộ, không chiếm giữ người họ hàng của quân lính để sai khiến riêng.

Hạ lệnh tiếp tục nộp những văn bằng, giấy khám hợp và ấn tín đã nhận trong thời giặc Ngô.

Nguyễn Tử Hoan ở huyện Bố Chính dâng kế sách hợp ý vua, được trao chức Quân sư.

Hạ lệnh rằng, các tăng đạo phụ lão người nào đón tiếp quan quân nhiều lần thì quan ở lộ điều tra xem, nếu quả có đức hạnh, tuổi già thì cấp cho quan tước.

Hạ lệnh cho các thiếu úy, chấp lệnh, lộ quan bắt ngay những quân dân, vợ con, [35b] nô tỳ, tài vật, trâu bò của các thổ quan ngụy ở trong thành đem giải nộp cho hết, điều tra những kẻ có lòng khác, thu nhập văn bằng ẩn tin của ngụy quan, theo đúng hạn nộp lên.

Tuyển chọn đinh tráng tiếp tục bổ sung quân ngũ, không được thay đổi người khác.

Bọn Vi Báo 12 người ở các châu Lăng, Thông thuộc phủ Tư Minh của nhà Minh sang đầu hàng.

Thưởng công đánh trận ở Cơ Xá huyện Từ Liêm.

Hạ lệnh cho các tướng hiệu rằng:

Khi nào nghe thấy 1 tiếng súng lớn mà không có chiêng thì các tướng phải đến ngay để nghe lệnh. Nếu thấy 2 hoặc 3 phát súng lớn và 2 hoặc hoặc 3 tiếng chiêng, như vậy là có báo động khẩn cấp, các chấp lệnh và đốc tướng phải chỉnh đốn ngay đội ngũ, còn thiếu úy thì tới ngay quân doanh nghe lệnh.

Hạ lệnh cho các xứ Thiên Trường, Kiến Xương, Lý Nhân, Tân Hưng nhận nuôi hơn 6 nghìn đàn ông, đàn bà ở các thành giặc đã đầu hàng, không để họ đói rét lang thang.

Bọn phụ đạo Mường Mộc104 , trấn Gia Hưng là Xa Khả Tham quy [ thuận.

Trao cho Khả Tham chức Nhập nộ tư không đồng bình chương sự tri Đà Giang trấn thượng ban; ban cho túi kim ngư105 , tước Trụ quốc Quan Phục hầu.

Cho Xa Lộc làm Kim ngô vệ thượng tướng quân, tước Đại Trí tự; Xa Khát, Xa Bàn, Xa Điểm106 đều được làm Ngọc kiểm vệ đại tướng quân, tước Ninh tự, đều được ban quốc tinh107 .

Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10, trấn thủ Quảng Tây Chinh man tướng quân Trấn Viễn hầu Cố Hưng Tổ của Nhà Minh đem 5 vạn quân, 5 nghìn cổ ngựa, từ Quảng Tây sang cứu viện các thành. Đế cửa ải Pha Lũy108 bị tướng giữ ải Lê Lựu, Lê Bôi đón đánh ngay tại cửa ải, phá tan quân giặc, chém hơn 3.000 thủ cấp, bắt được 500 ngựa. Hưng Tổ thua to chạy về.

Phụ đạo Quỳ Châu Cẩm Lạn quy thuận.

Gia phong thị trung Tư Tề làm Tư đồ; Đại tư mã Lê Nhân Chú làm Tư không; Thiếu úy Lê [36b] Vấn, Lê Sát làm Tư mã; Thượng tướng Lê Bôi làm Thiếu úy và răn họ rằng:

"Chức tước đã cao, sớm khuya chớ có lơ là, không được thỏa mãn mà xao nhãn lập công".

Ban cho mỗi người một chiếc lọng.

Đinh lệ tiền chuộc các vợ cả, vợ lẽ và nô tỳ của ngụy quan. Vợ Bố chính ty thì 70 quan, dưới đến các hạng sinh viên, thổ quan, thừa sai, bạn đương, thì vợ là 10 quan, con trai, con gái và nô tỳ từ 10 tuổi trở xuống thì 5 quan.

Hạ lệnh cho các lộ tích trữ thóc công, không được khinh suất phát ra.

Đắp thành nhỏ ở bãi Cơ Xà, quân Minh đến đánh phá, vua ra lệnh không cho cứu, để giặc tưởng là quân ta nhát.

Mùa thu, tháng 7, hạ lệnh cho các lộ cùng quan văn các hỏa và tướng hiệu các quân làm sổ hộ tịch.

(Bấy giờ vẫn theo danh hiệu cũ của nhà Trần gọi Hành khiển của Thượng thư sảnh và Môn hạ sảnh là Tả hữu hỏa).

Người Chiêm Thành dâng lễ vật địa phương.

Hạ lệnh cho các vệ thủy quân, mỗi chiếc thuyền chiến dùng 50 người, giữa [37a] trại 5 người, vận lương 5 người, sai phái 5 người.

Hạ lệnh cho ba lộ Bắc Giang, mỗi lộ chuyển 3.000 gánh lương chúa tại thành Xương Giang.

Hạ lệnh rằng hễ thấy người áo đỏ Mường Mộc chở mắm muối về thì không được ngăn cấm.

Hạ lệnh rằng: các quân khi ra trận, nếu 50 người hoặc 100 người kéo nhau rút chạy mà bỏ lại 1, 2 người không cứu thì bị chém cả toán. Nếu không may có người chết tại trận mà cùng nhau góp sức khiêng xác ra ngoài thì được tha tội.

Ra lệnh cho các tướng rằng:

"Người cầm quân phải chăm đánh dẹp, người coi chuyên chở phải chăm tải lương. Vào núi xẻ ván, nấu cát làm muối, ngăn giữ trên bộ, dưới sông, chặn bắt những kẻ gian phi, ai nấy đều phải quên mình hết sức, cùng nhau lo việc diệt giặc. Ta là cha mẹ dân, có đâu lại không nghĩ tới nỗi gian lao mà dám gây ra việc đau khổ? Đó chỉ là do bắc đắc [37b] dĩ mà thôi".

Xét thưởng chiến công trong trận Thổ Khối109 thàng ĐôngQuan. Ban thưởng ngân bài và tiền bạc, tơ lụa.

Tư không Lê Khả Tham dâng 3 con voi, cùng vòng vàng, vòng bạc chiêng đồng

Ai Lao dâng sản vật địa phương.

Tháng 8, ban dụ cho cả nước rằng:

"Giặc còn ở trong nước ta, dân chúng vẫn chưa được yên, liệu các ngươi có yên được không? Trước kia, họ Hồ vô đạo, giặc thừa dịp ấy mà cướp nước ta. Tội ác tàn bạo của chúng, các ngươi cũng đã thấy cả rồi. Vả lại, ra sức khó nhọc trong một năm mà có cơ nghiệp thái bình muôn thuở, các ngươi hãy nghĩ cho kỹ điều đó, chớ để phải hối hận về sau".

Hạ lệnh cho các lộ rằng:

Hễ thấy dân quân chở lương đi bán thì cấp giấy và chỉ bảo cho nơi đến bán, không được đi lung tung.

Lấy VIên ngoại lang Lê Khắc Hài và Bùi Tất Ứng làm chánh, phó sứ mang ngựa và [38a] đồ uống rượu bằng pha lê màu xanh trắng ban cho chúa Chiêm Thành.

Ra lệnh chế tạo xe đánh thành và tu sửa chiến khí.

Thưởng cho Lê Khả Tham 20 tấm lụa, 10 con ngựa.

Hạ lệnh cho nhân dân các lộ tới dinh Bồ Đề tuyển chọn người khỏe mạng bổ sung quân ngũ.

Ban dụ cho các tướng hiệu và quân nhân ở Tân Bình, Thuận Hóa rằng:

"Trước kia, nước Chiêm Thành trái mệnh, xâm lấn bờ cõi của ta, cha ông các ngươi đã dốc chí ttrung thành lo báo đền nhà nước, đánh giết bọn giặc lấy lại cõi bờ, tiếng thơm, công lớn còn sáng ngời trong sử sách. Ngày nay, giặc Minh vô đạo, trái mệnh trời, hung hăng hiếu chiến110 , hòng mở rộng mãi đất đai, khiến cho sinh dân lầm than đã hơn hai chục năm rồi. Ngày ở kinh lộ của ta cũng chưa thấy có ai

dốc lòng hết sức, lập công nêu danh mà bọn các ngươi là bề tôi ở chốn phên dậu biên cương lại biết nghĩ tới công sức của ông cha ngày trước, hết lòng với vua mà đánh giặc, lập công trước. [38b] Lòng trung thành đó, thực đáng ngợi khen. Vậy đặc biệt thăng cho các ngươi tước Á đại liêu ban, các ngươi hãy cố gắng".

Tháng 9, ngày mồng 8, bọn Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện111 , Lê Lý đánh lấy được thành Xương Giang.

Khi ấy, viên chỉ huy nhà Minh là Kim Dận cho là thành này nằm ngay trên đường về của quân Minh, nên cùng với tên quan mới bổ đến là Lý Nhậm liều chết cố thủ. Trãi qua hơn 6 tháng trời cầm cự với các quân Khoái Châu, Lạng Giang, chúng vừa đánh vừa giữ, khiến quan quân không thể lên được thành. Vua sai bọn Hãn đắp đất, mở đường đánh nhau với giặc, dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặt đánh vào, thành cuối cùng bị hạ. Bọn Dân, Nhậm đều tự sát. Đem ngọc lụa và con gái bắt được của giặc ban hết cho quân sĩ. Tổng binh Vương Thông được tin, làm hai bài văn tế. Được hơn 10 ngày thì viện binh giặc tới nơi, nhưng thành đã bị hạ.

Vua sai các tướng đắp đê Vạn Xuân112 để làm [39a] chiến lũy. Trước đây, quân Minh đào mương nhỏ cạnh sông Cái113 ngoài thành để chứa thuyền chiến và khí giới, lại đắp thêm thành phụ để cố thủ, mà đê Vạn Xuân là lối đi lại cho quân do thám và người chăn ngựa, cắt cỏ của giặc, ở trên đê cao này mà nhòm xuống thì rất tiện. Giặc cho thế là đắt sách. Khi quan quân tiến đánh, quân Minh thường đặt mai phục để nh hơn. Vua hạ lệnh cho các tướng vượt sông, lừa lúc giặc không ngờ, cướp lấy đê đắp thành chiến lũy, chỉ một đêm là xong, toàn bộ quãng đê về ta. Đến khi nghe viện binh của giặc tới, các tướng sĩ nhiều người dâng thư khuyên vua đánh các thành ở Đông Đôđể cắt đứt nội ứng của giặc. Vua nói:

"Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành bền vững hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. VIện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn".

Bèn hạ lệnh [39b] canh giữ nghiêm ngặt, ngày đêm tuần tra khám xét.

Hạ lệnh cho các xứ Lạng Giang - Bắc Giang - Tam Đái, Tuyên Quang, Quy Hóa dời vợ con của quân dân đi xa để tránh viện binh của giặc tới.

Ngày 18, nhà Minh sai Tổng binh Chinh lỗ tướng quân Thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng, Tham tướng Bảo Định bá Lương Minh, Đô đốc Thôi Tụ, Binh bộ thượng thư Lý Khánh, Công bộ thượng thư Hoàng Phúc, thổ quan Hữu bố chính sứ Nguyễn Đức Huân đem hơn 10 vạn quân và 2 vạn ngựa đánh vào cửa Pha Lũy.

Chinh Nam tướng quân thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh, Tham tướng Hưng An bá Từ Hanh, Tân Ninh bá Đàm Trung đem 5 vạn quân và 1 vạn ngựa đánh vào cửa Lê Hoa. Cả hai đều đã tới đầu địa giới nước ta.

Vua họp các tướng bàn rằng:

"Giặc vốn khinh ta, cho là ngưới nước ta nhút nhát, sợ oai giặc đã lâu, nay nghe tin đại quân sang, hẳn là ta rất hoảng [40a] sợ. Huống chi lấy mạnh nạt yếu, lấy nhiều lần ít đó là lẽ thường. Giặc không thể tính được hình thế được thua của người của mình, không thể hiểu được cơ vi qua lại của thời của vận. Vả lại, quân đi cứu nguy cấp phải lấy mau chóng làm quý, giặc nhất định phải hành quân gấp vội. Binh pháp có nói: Hành quân 500 dặm mà chỉ vội hám lợi thì sẽ què thượng tướng. Nay Liễu Thăng đến, đường sá xa xôi, quân lính tất mỏi mệt. Ta đem quân nhàn khỏe, đợi đánh quân mỏi mệt, nhất định sẽ thắng".

Bèn sai bọn Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Lãnh, Lê Liệt, Lê Thụ đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 5 thớt voi, bí mật mai phục trước ở ải Chi Lăng114 để đợi giặc.

Trước đó, Lê Lựu giữ cửa Pha Lũy, thấy giặc đến, lui giữ cửa ải [Lưu]115 . Giặc tiến đánh, Lưu lại bỏ cửa [Ải] Lưu lui về đóng ở Chi Lăng. Giặc lại tiến quân đánh phá uy hiếp Chi Lăng. Bọn Sát và Nhân Chú mật sai Lựu ra [40b] đánh rồi giả cách thua chạy. Giặc quả nhiên rất mừng.

Ngày 20, Liễu Thăng đốc suất đại quân đuổi theo. Đến chỗ có mai phục, bọn Sát và Nhân Chú tung hết quân mai phục, bốn mặr đều nổi dậy xung vào đánh giặc. Quân giặc thua to. Chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên116 và hơn 1 vạn thủ cấp quân giặc.

Ngày 25, vua lại sai Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân tiếp đến ải núi Mã Yên. Bọn Sát và Nhân Chú chỉ huy các quân tung hết binh sĩ ra đánh giặc, chém Bảo Định bá Lương Minh tại trận117 .

Ngày 28, Lý Khánh cũng chết. Thôi tụ và Hoàng Phúc dẫn quân miễn cưỡng tiến lên. Nhân Chú lại đánh bại bọn chúng, chém được hơn 2 vạn thủ cấp, bắt được lừa ngựa, trâu bò, quân tư khí giới nhiều không kể xiết118 .

Mùa đông, tháng 10, vua sai Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân bao vây bốn mặt, lại dựng rào lũy ở [41a] tả ngạn sông Xương Giang1527để ngăn chặn. Bọn Tụ không còn mưu kế gì khác, đành phải đắp lũy giữa cánh đồng để tự vệ119 .

Tụ ngỡ là thành Xương Giang chưa bị phá, dẫn quân định đến đó. Khi tới nơi thì thành Xương Giang đã bị mất, chúng hết cả hy vọng, lại càng kinh hoàng sợ hãi. Gặp lúc trời báo tai biến, mưa to gió lớn, núi rừng gầm thét, người ngựa nhìn nhau không nhích lên được bước nào. Giặc chỉ còn cách đợi đến đêm vắng, bắn súng làm tín hiệu báo cho hai thành Đông Quan và Chí Linh để họ nghe thấy tiếng súng thì ra cứu viện. Nhưng Đông Quan và các thành khác tự cứu còn chưa xong, biết đâu đến chỗ khác!.

Vua bèn sai các quân thủy, bộ cùng tiến quân bao vaây chúng. Lại chia quân chặn hết các ải Mã Yên, Chi Lăng, Pha Lũy, Bàng Quan120 . Thôi Tụ và Hoàng Phúc muốn tiến cũng không được, muốn lui cũng không xong, bèn giả hòa, nhưng âm mưu định chạy vào thành Chí Linh. Vua biết được quỷ kế của chúng, kiên quyết khước từ không cho hòa. Kế đó, Trần Hãn chặn đứng [41b] đường vận chuyển lương thực của giặc, sai bọn Lê Vấn, Lê Khôi, đem 3 nghìn quân Thiết đột, 4 thớt voi, cùng với bọn Sát, Lý, Nhân Chú, Văn An tấn công bọn giặc.

Ngày 15, quân Minh đại bại, ta chém hơn 5 vạn thủ cấp giặc, bắt sống bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và hơn 3 vạn tên, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết121 . Còn những kẻ chạy trốn thì trong khoảng không đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gấn hết, không sót tên nào.

Bấy giờ Tổng binh Vân Nam là Kiềm quốc công Mộc Thạnh cùng với bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung, Lê Khuyển cầm cự nhau ở Lê Hoa.

Vua lệiu tính rằng Mộc Thạnh tuổi đã già, từng trải việc đời đã nhiều, lại biết tiếng vua từ trước, nhất định còn đợi xem Liễu Thăng thành bại ra sao chứ không nhẹ dạ tiến quân, bèn gởi thư mật, bảo bọn Khả, Khuyển cứ đặt mai phục chờ đợi, chớ giao chiến vội. Đến khi quân Liễu Thăng đã bị thua, vua sai lấy [42a] 1 tên chỉ huy và 3 tên thiên hộ của giặc mà ta bắt được, cùng những sắc thư, phù ấn của Liễu Thăng đưa đến chỗ quân Mộc Thạnh.

Bọn Thạnh trông thấy rất hoảng sợ, trong phút chốc quân hắn tan vỡ tháo chạy. Bọn Văn Xảo và Khả thừa thắng tung quân ra đánh, phá tan quân giặc ở Lãnh Câu122 và Đan Xá123 , chém hơn 1 vạn thủ cấp, bắt sống hơn 1 nghìn tên và hơn 1 nghìn con ngựa, còn bị chết đuối ở khu vực thì nhiều không kể xiết. Mộc Thạnh thì chỉ còn một mình một ngựa tháo chạy. Ta thu được chiến khí, của cải, xe cộ nhiều hơn hẳn thành Xương Giang.

Sai thông sự Đặng Hiếu Lộc giải Thôi Tụ, Hoàng Phúc và tù binh bắt được cùng là song hổ ph ấn bạc hai tầng của Chinh lỗ tướng quân124 , chiến khí, cờ trống, sổ quân... bảo cho thành Đông Đô biết.

Bấy giờ quân Minh trông thấy khí giới thu được ở thành Xương Giang đưa tới, lại nghe tin hai đạo quân cứu viện và hai thành Đông Quan125 và Chí Linh đều đã mất, nhưng trong lòng còn nghi [42b] hoặc chưa tin hẳn, vẫn đóng cửa thành cố thủ. Đến đây thấy ta bắt được bọn Phúc, Tụ, thì sợ hết vía, không dám hành động gì nữa.

Hạ lệnh cho các tướng sĩ sửa soạn rào gỗ, chiến khí để vây thành Đông Quan.

Mùa đông, tháng 11, hạ lệnh các tướng hiệu dâng kế sách bàn về những việc đương thời, nếu có ích thì được ban thưởng hậu.

Kiểm tra xe đánh thành và mang chiến khí của các quân.

Tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ nhà Minh sai viên thiên hộ họ Hạ mang thư đến giảng hoà, xin mở cho đường về. Vua chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản.

Sai bọn Đại tướng Nguyễn Lôi mang thư dụ hàng hai thành Cổ Lộng và Tây Đô.

Sai bọn Chủ thư thị sử Trần Hồ đi chiêu dụ châu Ninh Viễn (sau đổi là châu Phục Lễ, nay là phủ An Tây). Phụ đạo châu ấy là Đèo Cát Hãn đem binh tướng theo về.

Ban hành tiền mới đúc (tức là đúc vào năm Thiên Khánh)126 .

Thưởng chiến công ở cửa thành Đông Quan.

Bấy giờ có viên Phán đại lý [43a] chính họ Trần (không rõ tên) tâu với vua là vì tính ngông cuồng nhiều bệnh, xin được thôi việc để xuất gia. Vua y cho, nhưng còn an ủi, muốn đền công lao. Trần vội cắt tóc, vào từ tạ mà đi, từng đến ở chùa Cổ Lãm, huyện Thanh Oai, sau không biết là đi đâu.

Quan quân vây thành gấp, quân Minh nhiều lần đánh đều thua. Bọn đi kiếm củi chăn ngựa đều bị ta bắt. VƯơng Thông tuy xin giảng hòa, nhưng vẫn do dự chưa quyết. Các quân ta đắp lũy, Vương Thông lo sợ, đem hết quân ra đánh. Quan quân đặt mai phục rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, quân phục xông ra đánh, phá tan quân giặc. Thông ngã ngựa suýt nữa bị bắt. Quân ta đuổi đến cửa

Nam thành, đắp lũy phía ngoài để chẹn giặc. Vua lại thân đốc suất các tướng dắp lũy từ phường Yên Hoa127 đến tận cửa Bắc thành, chỉ trong một đêm là xong.

Vua đã cho quân Minh giảng hòa, hạ lệnh cho Bắc Giang, Lạng Giang sửa cầu đắp đường, lại hạ lệnh cho các [43b] lộ chuẩn bị thuyền ghe, buồm chèo đưa tới quân doanh giao cho chúng về nước.

Vua dụ các tướng hiệu, quan nhân 6 điều là:

1- Kẻ làm tôi con phải trung thành thờ vua, không được làm điều dối trá.

2- Ở với mọi người phải cho ngay thẳng, không được làm điều gian phi.

3- Khi ra trận đánh giặc có bắt được tù binh, chém được giặc không được cướp công của nhau.

4- Có kẻ nào gian ác, phi pháp ở trong quân, trong dân thì phải bắt giữ để trị tội, mà các ngươi cũng phải lấy đó làm gương răn, chớ để tội đến thân mình.

5-Các quan thị vệ chớ cậy mình được yêu quý mà ngược đãi, bắt nạt mọi người.

6- Khi làm việc, lúc lập công, phải tự mình làm gương trước, mọi người dưới trông vào bắt chước.

Ngày 22, vua cùng với Tổng binh quan nhà Minh Thái tử thái bảo Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng hữu đô đốc Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ Vinh Xương bá Trần [44a] Tứ, Anh Bình bá Lý An, Đô đốc Phương Chính, chưởng Đô ty sự đô đốc thiêm sự Trần Tuấn, Đô chỉ huy thiêm sự Trần Hựu, giaám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu, Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Hữu tham chính Lục Quảng Bình, TẢ tham chính Hồng Binh Lương, Lục Trinh, Án sát sứ Dương Thì Tập, Thiêm sự Quách Đoan, hội thề ở phía nam thành. Họ hẹn đến ngày 12 tháng 12 thì đem quân về nước và sai người đem tờ trình xin trả lại đất đai cho ta.

Bấy giờ bọn Thông ở trong thành đã quẫn bách lắm rồi, chỉ còn trông cây vào viện binh, thì viện binh lại bị ta đánh bại, cho nên phải giảng hòa, xin rút quân về nước.

Khi ấy, các tướng sĩ và người nước ta, khổ vì bọn giặc tàn ngược đã lâu, rủ nhau cố xin với vua rằng giặc nhiều mánh khoé biến trá, phải dùng quân mà đánh thắng chúng, khuyên vua hãy giết chúng đi. Chỉ có Hành khiển Nguyễn Trãi tham mưu ở nơi màn trướng, đã xem thư bọc sáp của Thông ]gởi về nước] nói rằng:

[44b] "Chớ vì một góc đất đai nhỏ nhoi mà bao phen làm nhọc quân đi muôn dặm. Giả sử dùng tới số quân như lần đánh ban đầu128 , có được 6, 7, 8 viên đại tướng... như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được. Nhưng dẫu có đánh được cũng không thể nào giữ được".

Nên Trãi biết rất rõ chổ mạnh yếu của giặc, mới chủ trương hoà nghị. Vua nghe theo. Bèn lệnh cho các quân giải vây và rút ra. Bấy giờ quân Minh cho Sơn Thọ, MÃ Kỳ ra dinh Bồ Đề làm con tin với vua.Vua cũng sai Tư đồ Tư Tề và Lê Nhân Chú vào than2h Đông Quan làm con tin với quân Minh. Cuối cùng hòa ước đã thành. Trước đây, vua cho Lê Quốc Trịnh và Lê Như Tỳ đi làm con tin. Đến đây, vì muốn cho Sơn Thọ và Mã Kỳ tới hội, cho nên sai Tư Tề và Nhân Chú cùng đi.

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm [45a] dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng:

"Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ129 . Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác".

Rồi sai bọn Công bộ thượng thư La Nhữ Kính, Từ Vĩnh Đạt mang chiếu sắc phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bãi quân nam chinh. Sắc thư viết:

"Gần đây các quan biên ải đem thư tử tâu lên, thấy trình bày rất khẩn thiết, có điều hợp ý với trẫm, đáng được đại xá, không kể là tội lớn hay tội nhỏ, đều cho được sửa đổi duy tân". Và bảo vua kể rõ tên các con cháu nhà Trần hiện còn sống, tâu lên để sai sứ sang sách phong. Triều cống thì vẫn theo lệ cũ năm Hồng Vũ.

Thành Sơn hầu Vương Thông không đợi lệnh mà đem quân về trước, vì bị vua đánh gấp, [45b] còn thư từ qua lại lời lẽ rất thành khẩn, đều là do Trãi vâng lệnh soạn thảo

Sai Đồng tri Nguyễn Mẫn, Đội trưởng Nguyễn Lôi mang thư đến hai thành Tây Đô và Cổ Lộng ra lệnh giải vây, vì hai thành này chưa hạ được.

Bọn hương hộ130 người địa phương là Vương Manh đem vợ con 39 người tới dâng đoạn tấm và hương quý. Bấy giờ đối với nguỵ quan, thổ quân và các hộ đãi vàng, tìm hương liệu trong thành, Vương Thông cho họ được tự nguyện về phương Bắc hay ở lại nước Nam theo ý của mình. Nhưng người muốn ở lại thì nhiều, muốn xin đi thì ít.

Ngày 29, sai sứ sang trình bày với nhà Minh.

Trước đó, vua đã lập Trần Cảo. Hồi tháng 8, đã sai sứ sang cầu phong.

Đế đây, lấy Hàn lâm đãi chế Lê Thiếu Dĩnh (người làng Khả Mộ, nay là Mộ Trạch, huyện Đường An), Chủ thư sứ Lê Cảnh Quang đều làm Thẩm hình viện sứ. Quốc tử bác [46a] sĩ Lê Đức Huy, Kim ngô vị tướng quân Đặng Hiếu Lộc làm Thẩm hình viện phó sứ (bốn người này đều là đầu mục), nội lệnh sử Đặng Lục và Lê Trạc, Vũ vệ tướng quân Đỗ Lãnh và Trần Nghiễm đều làm An phủ sứ (bốn người này đều là tòng nhân) đem tờ biểu và phương vật (hai pho tượng người bằng vàng thay cho mình, một chiéc lư hương bạc, một đôi bình hoa bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đôi ngà voi, 20 lọ xông hương áo, 2 vạn nén hương, 24 khối trầm hương và tốc hương) cùng với bọn chỉ huy do Vương Thông sai về, đều lên đường đưa về [Yên] Kinh. Đồng thời, đưa cả chiếc song hổ phù và quả ấn bạc hai tầng của Quan tổng binh An Viễn hầu, nguyên lĩnh Chinh lỗ phó tướng quân, 13.578 quân nhân, 280 viên sĩ quan, 2.137 viên quan lại, 13.180 tên quân cờ, 1.200 con ngựa tốt, [46b] lập bản danh sách đầy đủ, đưa sang Yên Kinh để trần tình và xin phong Trần Cảo là Quốc vương. Sau khi sai bọn Lê Thiếu Dĩnh sang cầu phong, tất cả bọn ngụy quan và lương dân bị cưỡng bức đi theo ở trong thành Đông Quan, vua đều sai đưa về cả.

Tháng 12, ngày 12, Vương Thông nhà Minh sai quân bộ qua sông Lô đi trước, quân thủy theo sau.

Bấy giờ các tướng sĩ và người nước ta rất căm thù quân Minh đã giết hại cha con, thân thích họ, liền rủ nhau tới khuyên vua giết bọn chúng đi. Vua dụ rằng:

"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép [47a] tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?".

Bèn hạ lệnh: Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.

Ngày 17, Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng v cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình.

Xét Minh sử, đoạn trước chép: Hoàng Phúc từ Giao Châu trở về, trước đó, Mã Kỳ [47b] đã nhiều lần tâu xin cho Phúc trở lại chức cũ, vì người Giao Chỉ rất nhớ Phúc. Vua Minh theo lời tâu, sau Phúc cùng đi với với Liễu Thăng. Đến khi qu6an Minh bị thua. Phúc bị quân ta bắt được, xuống ngựa van lạy, quân ta không nỡ giết.

Đoạn tiếp chép: Thành Sơn hầu Vương Thông bỏ Giao Chỉ dẫn quân về, thủy quân theo sau. Bọn thăng đã thua chết, Vương Thông hoảng sợ, bèn tập hợp các tướng sĩ bàn rằng: Thành thì không thể giữ nổi, đánh cũng không thể thắng được, chi bằng giữ toàn quân rồi rút về Bắc. Mọi người đều theo. Thông bèn giảng hòa với vua. Lại vì vua tâu với triều đình xin lập con cháu họ Trần, rồi sai người mang tờ biểu của Cảolà cháu 3 đời của quốc vương An Nam xin lập làm dòng dõi nhà Trần.

Sau khi dẹp yên giặc Ngô, vua ban bố Đại cáo khắp thiên hạ. Toàn văn bài Đại cáo như sau131

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

[48a] Quân điếu phạt1541 trước lo trừ bạo.

Xét như nước Đại Việt ta,

Thực là 1 một nước văn hiến.

Cõi bờ sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương,

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.

Song hào kiệt không bao giờ thiếu.

Cho nên:

Lưu cung1542 tham công mà đại bại.

Triệu Tiết1543 thích lớn phải tan tành.

Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô,

Sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã1544

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ rành rành.

Vừa rồi:

Vì họ Hồ chính sự phiền hà,

Để đến nổi lòng người oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà lại bán nước ch.

Nướng dân đen1545 [48b] trên lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

Dối trời lừa người, kế quỹ quyệt đủ muôn ngàn khoé.

Gây binh kết oán, tội chồng chất ngót hai mươi năm.

Tan nghĩa nát nhân, trời đất tưởng chừng muốn sập.

Sưu cao thuế nặng, núi chầm hết thảy sạch không.

Kẻ tìm vàng phá núi đãi bùn, lặn lội nơi lam chướng,

Người mò ngọc giòng gây quăng biển, làm mồi lũ giao long.

Nhiễu dân, đặt cạm bẫy hưư đen,

Hại vật, chăng lưới bắt chim trả.

Đến cỏ cây sâu bọ cũng chẳng được trọn đời,

Người goá bụa khốn cùng không một ai yên ổn.

Hút máu mủ sinh dân, quân gian ác miệng răng nhờn béo,

Dựng công trình thổ mộc, nhà công tư dinh thự nguy nga.

Chốn châu huyện, bao tầm sưu dịch.

Nơi xóm làng, lặng lẽ cửi canh.

Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa tanh nhơ,

Chặt hết trúc Nam Sơn [49a] không đủ ghi tội ác.

Thần người đều căm giận,

Trời đất chẳng dung tha.

Ta:

Phát tích chốn Lam Sơn,

Nương mình nơi hoang dã.

Ngẫn thế thù há đội trời chung.

Thề nghịch tặc khó cùng tồn tại.

Đau lòng nhức óc đã trãi mười năm,

Nếm mật nằm gai phải đâu một buổi.

Quên ăn vì giận sách lược thao suy xét đã tinh,

Lấy xưa nghiệm nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

Chí phục thù đã quyết.

Dẫu thức ngũ không quên.

Vừa khi cờ khởi nghĩa mới dấy lên,

Chính lúc thế giặc đương rất mạnh.

Thế mà:

Nhân tài như lá mùa thu,

Tuấn kiệt tựa sao buổi sớm.

Bôn tẩu trước sau đã ít kẻ đỡ đần,

Vạch mưu dưới trướng lại ít người bàn bạc.

Chỉ vì: Chí muốn cứu dân, những đăm đăm muốn tiến về đông1546 ,

Nên: cỗ xe đãi hiền, vẫn canh cánh để dành phía tả1547 .

Nhưng: Được người đâu dễ, mù mịt [49b] xa vời,

Mong tự đáy lòng, giáp hơn cứu đuối.

Phần giận quân thù chưa bị diệt.

Phần lo vận nước còn lao đao.

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,

Lúc Khôi huyện quân không một lữ.

Bởi trời muốn thử thách ta, để trao mệnh lớn,

Nên ta càng mài ý chí, quyết vượt gian nguy.

Dựng gậy làm cờ1548 , tụ hội bốn phương manh lệ1549 ,

Hòa rượu mời lính1550 , dưới trên một dạ cha con.

Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ,

Rốt cuộc: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,

Lấy chí nhân thay cường bạo.

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật.

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Sĩ khí do đó càng tăng,

Quân thanh từ đây càng dậy.

Bọn Trần Trí, Sơn Thọ, nghe hơi mà mất vía,

Lũ Lý An, Phương Chính, nín thở mong thoát thân.

Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta [50a] chiếm lại,

Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.

Ninh Kiều máu chảy thành sông, trôi tanh muôn dặm,

Tốt Động thây phơi đầy nội, để thối ngàn năm.

Tâm phúc giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu,

Mọt gian giặc, Lý Lượng cũng đành bỏ bỏ mạng.

Vương Thông gỡ rối, đám cháy lại càng bùng,

Mã Anh cứu nguy, lửa thù càng thêm bốc.

Nó trí cùng lực kiệt, chờ chết bó tay,

Ta mưu phạt tâm công1551 , không chiến cũng thắng.

Tưởng chúng phải đổi nết thay lòng,

Ngờ đâu cũng làm càn chuốc tội.

Khăng khăng cố chấp, gieo vạ cho bao người.

Thiển cạn tham công, mưu cười khắp thiên hạ.

Thế rồi thằng i ranh Tuyên Đức1552 hiếu chiến hung hăng1553 .

Lại sai lũ hèn nhát Thạnh, Thăng1554 đem dầu chữa chạy.

Tháng 9 năm Đinh Mùi, Liễu Thăng bèn đem quân từ Khâu Ôn [50b] tiến sang,

Tháng 10 cùng năm ấy, Môc Thạnh cũng chia đường từ Vân Nam kéo đến.

Ta trước đã chọn quân chẹn hiểm, bẻ mũi tiên phong,

Rồi sau lại điều binh chặn đường cắt nguồn lương giặc.

Ngày 18 tháng ấy, Liễu Thăng bị quân ta tiến công, rừng Chi Lăng mưu đồ đổ sụp.

Ngày 20, Liễu Thăng bị quân ta đánh bại, núi Mã Yên tử trận phơi thây,

Ngày 25, Bảo Định bá Lương Minh trận hãm phải bỏ mình,

Ngày 28, Thượng thư Lý Khánh kế cùng phải thắt cổ.

Ta thuận đà, đưa dao tung phá,

Giặc bí nước, quay giáo đánh nhau.

Kế đó, lại tăng quân vây bức bốn bên,

Hẹn đến giữa tháng 10 nhất tề diệt giặc.

Kén quân tỳ hổ, chọn tướng vuốt nanh,

Voi uống cạn sông, gươm mài vẹt núi.

Đánh một trận, sạch sanh kình ngạc,

Đánh hai trận [51a] tan tác chim muông

Nó như kiến tan đàn dưới bờ đê vỡ.

Ta tựa cơn gió mạnh quét sạch lá khô.

Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hàng,

Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt.

Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường,

Xương GIang, Bình Than máu trôi đỏ nước.

Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi,

Ảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải mờ.

Binh Vân Nam bị quân ta chẹn ở Lê Hoa, nơm nớp hoảnh kinh trước đà vỡ mật,

Bọn Mộc Thạnh nghe qu6an Thăng bại ở Cần Trạm, xéo nhau tháo chạy, chỉ cốt thoát thân!

Suối Lãnh Câu, máu chảy trôi chày, nước sông rền rĩ,

Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đỏ lòm.

Hai cánh viện binh đã gót chẳng kịp quay, thảy đều đại bại,

Mấy thành giặc khôn cũng nối nhau cởi giáp, lũ lượt ra hàng

Tướng giặc bị [51b] tù, nó đã vẫy đuôi xin tha mạng sống,

Oai thần không giết, ta cũng thể lòng trời mở đức hiếu sinh.

Tham tướng Phưong Chính, nội quan Mã Kỳ, được cấp trước năm trăm chiếc thuyền, đã vượt biển, vẫn hồn bay phách lạc,

Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, lại được cho mấy ngàn cỗ ngựa, về nước rồi, còn tim thót chân run.

Nó đã tham sống sợ chết, thực bụng cầu hòa,

Ta coi toàn quân là hơn, để dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế cực kỳ sâu xa,

Mà cũng xưa nay chưa từng nghe thấy.

Xã tắc do đó vững bền,

Non sông từ đây đổi mới.

Trời đất bĩ rồi lại thái1555 .

Nhật nguyệt mờ rồi lại trong.

Để mở nền thái bình muôn thuở,

Để rửa mối sỉ nhục ngàn thu!

Âu cũng nhờ trời đất, tổ [52a] tông linh thiên ngầm giúp mới được như vậy.

Ôi!

Một gươm đại định, nên công oanh liệt vô song,

Bốn biển thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn,

Bố cáo gần xa,

Mọi người đều biết.

(Bản Đại cáo này do văn thần Nguyễn Trãi soạn)

Tướng Minh là bọn Vương Thông về đến Long Châu. vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại.

Phan Phu Tiên nói: Nhà Trần dựng nước vào năm Kiến Trung1556, mất nước vào năm Kiến Tân1557. Quân Minh vượt sông vào ngày 12 tháng 12 năm Bính Tuất [1406], cũng phải rút về nước ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi [1427]. [52b]. dẫu rằng mưu người chẳng nên, âu cũng là vận trời có số cả. Kể ra, Thái Tông tên húy là Cảnh, Thiếu Đế tên huý là An, nét chữ gần giống nhau145 . Quân Minh khi vượt sông, lúc về nước, đều gặp ngày 12 tháng 12, có phải chỉ là tình cờ mà không do số trời đâu!.

Ngô Sĩ Liên nói: lạc tột cùng thì trị bình sẽ tới, đó là vận hành của trời. Thánh nhân sinh ra thì muôn vật sống lại (quẻ Càn, Kinh Dịch), đó là hanh thông của thời. Xét suốt các cuộc loạn lạc trong cõi nước Việt ta, chưa bao giờ đến tột cùng như lúc này, các lần dấy nghiệp đế vương chưa bao giờ khó khăn như lúc này.

Triệu Vũ Đế nhân nhà Doanh tần rối loạn, trung nguyên không có kẻ đứng đầu, quần hùng đánh lộn lẫn nhau, mà kiêm tính đất đai, chưa lấy gì làm khó. Đinh Tiên Hoàng nhân nhà Ngô đã mất, mười hai sứ quân cát cứ, mất hết kỷ cương, mà dựng nên nước, cũng chưa lấy gì làm khó. Nhà Lê1559thay nhà Đinh, nhà Lý thay nhà Lê, nhà Trần thay nhà Lý [53a] đều là nối đời thái bình, nhân lúc suy loạn, lại càng dễ lắm. Nói cho cùng, cũng đều chưa khỏi tiếng cướp ngôi, chẳng phải là hành vi nhân nghĩa để phô cùng thiên hạ, cho mọi người sướng mắt trông vào, như cuộc đổi đời của vua Thang vua Vũ!.

Họ Hồ thoán nghịch, tự chuốc bại vong, giặc Minh tàn bạo, hòng thay bờ cõi. Chúng giả nhân, diệt nước, giết hại, làm càn. Dân nước Việt ta, gan óc lầy đất. Còn thơ cháu bé bị giáo gươm đâm chém, quăng xác thảm thê. Người lớn thì phía nam chạy xuống Chiêm Thành, phía tây trốn sang Đại Lý146 . Làng mạc hoang phế, xã tắc thành gò cho thỏ chui, cho hưu chạy, thành bãi hoang cho chim đỗ, thành rừng rậm cho hổ báo náu mình. Rồi giặc chia châu, đặt huyện, đắp lũy, đào hào, đóng quân trấn giữ đến hơn hai mươi năm, thay đổi phong tục nước ta theo tóc dài, răng trắng147 , biến người nước ta trở thành người Ngô, Than ôi! hoạ loạn tột cùng[53b] đến mức như vậy!.

Vua sinh vào thời buổi ấy, bẩm chất văn võ thánh thần, gặp lúc trời đất đoái thương, không nỡ ngồi nhìn sinh dân lầm than, quân giặc ngang ngược. Nghĩ rằng trách nhiệm thay trời đánh giặc chẳng ở ta thì còn ai nữa! Nhưng còn lo vận trời đang bĩ chưa thông, việc lớn gian nan khó nổi. Thế rồi hội tụ bề tôi cùng chí hướng, tôi gươm thiêng cho sắc, giấu tiếng chốn Lam Sơn, xem thế, đợi thời. Gặp việc thì lo sợ, không dám vội vàng. Giữ chổ hiểm, đặt phục binh, thường lấy ít để địch nhiều; tính thời cơ, nắm chắc thắng, hay lấy yếu để chống mạnh. Khí giới, lương thực phần nhiều lấy ở chổ giặc. Kinh dinh hơn mười năm, khốn lo bao nhiều độ. Chỉ vì mưu đã sâu, kế lại kỹ, cho nên hễ đánh là thắng, đã phá là tan.

Đánh một trận mà dẹp yên châu Hoan, châu Hóa; đánh hai trận mà bình định châu Diễn, châu Ái. Thế rồi phất cao cờ chính nghĩa, [54a] tạo thế vững đàng hoàng. Đưa quân vượt biển mà giặc ở Cổ Lộng, Chí Linh vỡ mật, binh qua núi mà giặc ở Tam Giang, Đông Quan bay hồn.

Bọn Vương Thông, Phương Chính đã kế cùng, đành giữ thành bền lũy chờ cứu viện. Lửa không nhóm tự cháy, quả nhiên Liễu Thăng từ bắc tiến sang giúp Hạ Kiệt làm càn. Lại thêm Mộc Thạnh từ phía tây cũng tới. Nực cười hai đạo viện binh, giơ càng bọ ngựsa chống xe, há chẳng ngu sao! Huống chi lấy chí nhân đánh bọn bất nhân, giặc tất phải khiêng thây mà chịu trói. Thú cùng trong cũi, vẫy đuôi xin tha. Thì rủ lòng nhân mà mở lưới Thang148 , cho múa mộc để phô đức Thuấn149 . Cuối cùng tha cho mười vạn quân hàng, được toàn mạng mà về bắc. Bốn biển hân hoan chiêm ngưỡng, thỏa lòng đã được hồi sinh. Phương xa mến đức sợ uy, chúc cống chăm lo hết phận. Ôi ! thịnh thay!.

Thế mới biết, họa loạn [54b] đến tột cùng thì trị bình càng vững chắc. Nhân nghĩa càng sâu thì ảnh hưởng càng xa. Trời xoay vần, thời thông suốt, nay đúng là lúc vận hội bắt đầu.

Xét sách Toàn thư, tính bắt đầu từ năm Giáp Ngọ [1414], chấm dứt ở năm Đinh Mùi [1427], cả thảy là 14 năm phụ thuộc nhà Minh. Nếu tính suốt từ năm Giáp Ngọ [207 TCN] đời Triệu Vũ Đế trở về, đến năm Đinh Mùi quân Minh rút về nước,là 1.634 năm, tính gồm cả Ngoại kỷ là 2.672 năm. Nay chép theo sách Việt giám1564, nhưng không dám không chép sách Toàn thư để tham khảo.

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1, [1428], (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định:

Lời bàn: Từ khi đất trời định vị, thì Nam, Bắc chai rạch ròi. Phương Bắc dẫu lớn mạnh nhưng không thể [55a] đè nén được phương Nam, cứ xem các thời Lê, Lý, Trần cũng đủ biết. Vì thế, cuối đời Tam Quốc, phương Nam tuy có suy yếu, nhưng cũng chỉ có nội loạn thôi. Đến như nhà Nhuận Hồ thì bạo ngược đã quá, mà đến nỗi mất nước, thân nhục, giặc Bắc hung tàn, dân Nam khốn khổ. May mà lòng trời còn đó, thánh chúa ra đời, chinh phục bằng nghĩa, đánh dẹp bằng nhân, non sông mới được đổi mới, nhật nguyệt mới lại sáng tươi. Nhân dân từ đây bình yên, nước nhà từ đây thuận trị. Đó là do vua tôi một dạ, trên dưới cùng lòng vậy. Ôi ! loạn tột tất phải tri, nay đã thấy điều này.

Ngày mồng 10, Trần Cảo uống thuốc độc chết.

Bấy giờ các quan đều dâng sớ nói Trần Cảo không có công gì với dân, sao lại ở trên mọi người, nên sớm trừ đi. Vua cũng biết là như vậy, nhưng trong lòng không nỡ, đối xử càng hậu. Cảo biết người trong nước không phục mình, bèn ngầm đi thuyền vượt biển [55b] trốn vào châu Ngọc Ma. Đến Ma Cảng (đất Nghệ An) quan quân đuổi bắt được, đem về Đông Quan, bắt uống thuốc độc chết.

(Có thuyết nói rằng: Trước đây, sau khi lập Cảo, vua cho Cảo đóng dinh ở núi Không Lộ, sau dời sang Ninh Giang. Đến năm này,chuyển về thanh Cổ Lộng. Cảo tự nghĩ là trời không thể có hai mặt trời, nước không thể có hai vua, mình không có công gì với thiên hạ mà ở ngôi tôn, nếu không sớm liệu, sợ nỗi hối hận sau này. Rồi ngầm đi thuyền ra biển mà chết.

Có thuyết nói rằng: Ciết người trong nước không phục, bèn cùng với bọn Văn Nhuệ ngầm đi thuyền biển trốn đến ải Cổ Lộng, vua sai người đuổi bắt giết đi, vứt xác vào bụi gai. Lúc Cảo chết, có câu khẩn trời, ai nghe cũng phải thương xót, thiên hạ cho là oan. Sau này, thời Lê mạt , Trần Cảo làm loạn, tương truyền đó là khiếp sau của Trần Cảo này.

Có thuyết nói rằng: Trần Cảo tên là Địch, trong nạn giặc Minh, Địch ẩn náu trong dân, đến khi Thái Tổ dấy quân, thấy lòng người vẫn nhớ nhà Trần, cho nên lập lên, Thái Tổ nói kín rằng: "Ta trải trăm

trận mới lấy được thiên hạ, mà hắn lại giữ ngôi Cao". Cảo sợ hãi, chạy đến ải Cổ Lộng, Thái Tổ sai người đuổi theo giết đi, ném xác vào bụi gai).

Hạ lệnh cho các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân, để người làm tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng để răn dạy quân [56a] dân biết là có pháp luật. Mọi công việc đều có các cơ quan phụ trách riêng, dâng lên vua xem.

Hạ lệnh cho các tướng hiệu và các quan rằng: Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp.

Hạ lệnh cho các đại thần, thiếu úy, chấp lệnh, truyền lệnh cho các lộ, nếu thấy ngụy quan, thổ quân và dân chúng từ các thành trốn ra mà che dấu, không giải trình thì chém. Lại hạ lệnh cho các lộ tra xét những người lạ mặt qua lại, ai dám dung túng cho giặc Minh và ngụy quan trốn lọt mà không biết, thì lộ quan cùng người thủ đội đều bị chém.

Hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu đều nên trở về nhận ruộng đất ở quê cha đất tổ, để chấm dứt nạn tranh chiếm ruộng đất.

Nhà Minh có chiếu nói rằng: Tất cả bọn quan lại, quân nhân của triều đình [56b] sai sang còn bị giam giữ đều phải trả về hết, các vũ khí còn giữ lại cũng phải đưa nộp. Vua bèn cho yết bảng nghiêm cấm, nếu người nào chứa giấu quan quân của nhà Minh từ 1 người trở lên thì giết không tha. Người ra thú lục tục cho đưa về Yên Kinh.

Tháng 2, định các mức khen thưởng cho những hỏa thủ150 và quân nhân của quân Thiết đột có công lao siêng năng khó nhọc ở Lũng Nhai1566gồm 121 người.

Công hạnng nhất, được ban quốc tính là bọn Lê Vấn, Lê Quy, Lê Dịch, Lê Ê 52 người làm Vinh lộc đại phu, tả Kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự.

Công hạng hai, được ban quốc tính là bọn Lê Bồ, Lê Liệt, Lê Khảo 72 người, làm Trung lượng đại phu, tả Phụng thần vệ tướng quân, tước Đại trí tự.

Công hạng ba, được ban quốc tính là bọn Lê Lễ, Lê...151 94 người, làm Trung vũ đại phu Câu kiềm vệ tướng quân, tước Trí tự.

Hành khiển Lê Cảnh [57a] phụng mệnh làm biểu ngạch.

Nhà Minh sách phong hoàng trưởng tử Kỳ Trấn làm Hoàng thái tử.

Tháng 3, ngày mồng 8, chánh sứ nhà Minh là Lễ bộ tả thị lang Lý Kỳ và Công bộ hữu thị lang La Nhữ kính, phó sứ là Thông chính sứ ty hữu thông chính Hoàng Ký và Hồng lô tự khanh Từ Vĩnh Đạt đến kinh sư.

Trước đây, tháng 8, năm Đinh Mùi [1427], vua sai bọn Lê Thiếu Dĩnh sang nhà Minh dâng biểu cầu phong, xin lập con cháu nhà Trần. Tháng 11, nhà Minhb sai bọn Lý Kỳ, Nhữ Kính mang chiếu dụ và lệnh ân xá sang, đến nay tới kinh sư.

Ngày 18, sai sứ sang nhà Minh.

Bấy giờ bọn Lý Kỳ, La Nhữ Kính về nước, vua sai bọn Hộ bộ lang trung Lê Quốc Khí (cháu ruột Thái Tổ), Phạm Thành sang tạ ơn, bọn Khu mật thiêm sự Hà Phủ, Hà Liễn sang báo tang của Trần Cảo, cùng đi với bọn Kỳ.

Phong con thứ là Nguyên Long làm Lương quận công.

[57b] Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc.

Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính.

Chia cả nước làm ba đạo. Đạo đặt vệ quân, vệ đặt Tổng quản, lớn nhỏ giữ gìn nhau, trên dưới ràng buộc nhau. Lại đặt chức Hành khiển các đạo để chia giữ sổ sách quân, dân.

Sai các quan chia nhau đi tế thần kỳ núi, sông, đền, miếu các xứ và lăng tẩm của triều trước.

Truy tôn thuỵ hiệu từ khảo tỷ152 trở lên.

Tổ khảo Đinh làm Chiêu Đức Hoàng Đế, bà là Nguyễn Thị Quách làm Gia Thục hoàng hậu, cha là Khoáng làm Tuyên Tổ Hoàng Đế, mẹ là Trịnh Thị Thương làm Ý Văn hoàng hậu.

Mùa hạ, tháng 4, vua từ điện tranh ở Bồ Đào về đóng ở thành Đông Kinh.

Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, [58a] đóng đô ở Đông Kinh (tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh).

Xuống chiếu rằng, các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước, đều tha cho 2 năm không thu, những người già ở các lộ từ 70 tuổi trở lên được miễn sai dịch, những người con hiếu thảo, đàn bà góa giữ tiết thì cho các quan ở lộ tâu lên để biểu dương khen thưởng. Các gia đình quân, dân, nếu trong 1 hộ có 3 người sung quân thì cho miễn 1 người. Những lăng miếu của đế vương và công thần các đời thì cho huyện sở tại làm bản tâu lên để xét cấp cho người quét dọn.

Ngày 17, ra lệnh chỉ rằng, từ sau ngày chiếu thư ban ra, nếu quân hay dân có dâng thư nói việc gì thì phải theo đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu như trong chiếu thư, ai trái thế thì phải xử phạt trượng hay biếm chức; những giấy tờ, văn khế, khoán ước về mua bán, đổi chác, vay mượn mà không theo đúng như trong chiếu thư thì sẽ không có giá trị.

Ngày 20, ban các chữ húy tông miếu và chữ húy tên vua. Tất cả các chữ húy chính khi viết đều không được [58b] dùng, nếu đồng âm mà khác chữ thì không phải húy.

Húy Tông miếu có 5 chữ: Hiển Tổ Chiêu Đức Hoàng Đế húy là Đinh, Hiển Tổ Tỷ Gia Thục Hoàng Thái Hậu húy là Quách, Tuyên Tổ Hiến Văn Hoàng Đế húy là Khoáng, Trinh Từ Ý Văn Hoàng Thái Hậu húy là Thương, huý của vua là Lợ của hoàng hậu là Trần, của anh vua là Học.

Khi có chiếu lệnh đại xá đều xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam Sơn động cbủ.

Sông Nhị nảy vàng ròng, các quan dâng biểu chúc mừng.

Truy tặng Lê Thạch làm Trung Vũ Đại Vương, đưa vào thờ ở tẩm miếu.

Lấy Lê Tri Vận làm tri Tả hữu ban, phong liệt hầu; Nguyễn Lỗ là Xa kỵ vệ tổng tri (Tả hữu ban nắm kho tàng của nhà nước, tổng tri thì coi quân). Hai người đều là họ ngoại. Tri Vận vì có công làam con tin trong thành, sau được tặng phong Nguyên cữu Quan nội hầu.

Ra lệnh chỉ cho các lộ là nơi nào bị quân giặc cướp phá [59a] thì được miễn giảm thuế.

Trị tội các ngụy quan.

Bọn Lê Thiếu Dĩnh từ nước Minh trở về.

Trước đó, tháng 11 năm Đinh Mùi [1472], vua sai bọn Thiếu Dĩnh sang trần tình với nhà Minh.

Tháng 3 năm nay, Lê Thiếu Dĩnh dến Yên Kinh dâng biểu. Đến đây trở về, vua Minh ban cho Thiếu Dĩnh áo vóc hoa, tiền giấy và có sắc dụ cho nước ta, đại ý nói:

Lập con cháu nhà Trần là việc rất quan trọng, phải hợp với lòng người trong nước, không được tự tiện chuyên quyền, phải cùng với các bô lão, trình bày sự thực về người cháu đích tôn củ họ Trần, tâu lên để làm bằng cứ mà ban chiếu sắc phong. Số người và chiến khí còn bị giữ lại, cũng đưa trả về hết.

Tháng 4 nhuận, ra lệnh chỉ rằng:

Những quân dân bị bắt vào bốn thành Tây Đô, Đông Kinh, Cổ Lộng, Chí Linh đã được bổ vào các quân phụ vào quân Thiết đột mà có ruộng đất, nhà cửa bị tịch thu thỉ được trả lại.

Bọn Thành Sơn hầu Vương Thông nhà Minh [59b] về đến Yên Kinh, bị các quan hặc tội, đều phải giam vào ngục Cẩm y vệ, có chiếu tha tội chết, biếm quan tước.

Ra lệnh chỉ cho bọn đại thần định lại các quan lộ, huyện, quan trấn thủ, cùng các quan giữ đầu nguồn, cửa biển và những nơi xung yếu, đều phải dùng những người tài giỏi, liêm khiết, chính trực, cho các đại thần đều được tiến cử.

Đúc tiền Thuận Thiên.

Mây xanh xuất hiện, có cánh, có1 chân, bên dưới có mâm ngọc, hai bên tả hữu tựa như hình hai con cá chép vờn nhau.

Mùa hạ, tháng 5, ngày 12, vua và các đại thần cùng nghị bàn việc nước; quyết định các quan viên, các quan trấn thủ tại các lộ, trấn và những nơi xung yếu, định luật lệnh kiện tụng, quy chế về chức tước.

Tháng 6, ra lệnh cho các đại thần khảo xét các quan trong ngoài; hạng nhất là những người có tài văn võ, tháo vát, tinh nhanh; hạng nhì là những người biết chữ tháo vát tinh nhanh; hạng ba là những người viết tinh, viết thảo, làm tính; ngoài ra [60a] những người không được xếp hạng nào thì kê riêng thành một hạng.

Ra lệnh cho các đại thần và các quan văn võ đều tiến cử người hiền lương phương chính, nếu tiến cử được người giỏi thì được thăng thưởng theo lệ tiến cử hiền thần, nếu vì tiền tài, vì thân quen, tiến cử người không tốt thì bị trị tội theo lệ tiến cử kẻ gian.

Ngày 26, ra lệnh chỉ cho các đại thần và các quan văn võ rằng:

" Trẫm là người t được trao mệnh trời? Nhờ đâu mà thành nghiệp lớn? Hiện nay công việc của triều đình rất bề bộn, việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau? Các tướng trong triều ai có thể cáng đáng được việclớn, có thể trao cho sứ mệnh ở ngoài ngàn dặm? Ai là người có thể dạy dỗ thái tử?".

Mùa thu, tháng 8, lấy ngày sinh làm Vạn Thọ thánh tiết (tức ngày mồng 6).

Ngày mồng 10, quy định cờ xí, nghi trượng, chiến khí, thuyền bè của các quân: trung đội cờ vàng, thượng đội [60b] cờ đỏ, hạ đội cờ trắng.

Mỗi vệ có 1 lá cờ lớn của chủ tướng. Mỗi quân có 1 lá cờ hạng trung, 10 lá cờ đội, 40 lá cờ nhỏ, 10 chiếc thuyền hỏa chiến, 2 chiếc thuyền nhỏ trinh sát, 1 chiếc ống phun lửa "Đại tướng quân", 10 ống phun lửa cỡ lớn, 10 chiếc cỡ trung, 80 chiếc cỡ nhỏ, nỏ cứng 50 chiếc, câu liêm 50 cái, giáo dài 50 cái, phi liêm 40 cái, mộc mỗi người 1 chiếc, phiêu thì mỗi người dùng 4 thủ tiễn153 hạng nhất, hạng nhì thì mỗi

người dùng 3 chiếc, đại đao thì mỗi người dùng 1 thanh. Mỗi quân dùng 1 người làm sao quân, mỗi đội dùng một người làm sao đội154 .

Ra lệnh chỉ đổi chức hỏa đầu thành chánh phó ngũ trưởng.

Ngày 20, nhà Minh có sắc thư [yêu cầu] trả bọn lại nah6n mà GAio Chỉ đã cấp ruộng đất cho ở để họ trở về nước.

Tháng 9, ngày 21, nhà Minh sai bọn La Nhữ Kính, Từ Vĩnh Đạt lại mang sắc thư sang dụ vua rằng họ Trần nhiều đời vẫn được lòng người, bảo vua phải dò tìm cho được con cháu họ Trần mà tâu lên để ban cho mệnh lệnh nối dòng đã tuyệt. Lại bảo rằng đó 1571hẳn là do các đầu mục bô lão chưa hỏi khắp, có thể vẫn còn người, nhưng họ chưa dám nói ra.

Lại dụ rằng [61b] những quan lại và quân nhân còn giữ lại hãy đưa trả cho hết, các đồ quân khí còn lưu lại cũng nộp trả cho hết.

Ban tiền giấy và chi phí dọc đường cho bọn Nhữ Kính, đồng thời ban tiền giấy và áo lót vóc hoa cho sứ nước ta là bọn Lê Quốc Khí, sai họ cùng đi với bọn Nhữ Kính.

Quy định phẩm tước của quan chức văn võ. Ban quốc tính cho các công thần. Thải quân già yếu, quy định biên chế quân ngũ155 .

Mùa đông, thán 10,, ngày 11, có lệnh thôi kiêng húy chữ "Nguyễn".

Ngày 12, ra lệnh cho các vệ quân đều đặt hỏa thủ làm chánh phó ngũ trưởng..

Ngày 19, sứ nhà Minh là bọn Nhữ Kính về nước. Vua sai bọn Hà Lật sang tạ ơn nhà Minh và nộp lễ cống, tượng người vàng thế thân, và tâu rằng đã tìm hỏi con cháu họ Trần nhưng không còn người nào, các quan quân ra thú cũng đã lục tục đưa về rồi.

[62a] Tháng 11, ngày mồng 1, vua sai bọn Đỗ Như Hùng sanh nhà Minh tâu bày rằng con cháu họ Trần quả thực không còn ai, các quan lại, quân nhân cùngkhí giới bắt được của nhà Minh đã đưa trả hết rồi, không còn giam giữ, chúa giấu gì cả. Lại xin trả lại người con gái của vua bị lạc.

Trước kia, trong buổi loạn ly, vua bị lạc mất người con gái nhỏ mới lên 9 tuổi. Viên nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem về nuôi, rồi đưa về Yên Kinh tiến làm cung tỳ156 . Đến đây, vuain về157 .

Ngày 24, giết bọn giặc phản nghịch tên là Phong, tên Nhữ Hốt, tên An Vinh, tên Trung, tên Tồn, tên Sĩ Văn, tên Sùng Lễ, tên Xác.

Trước kia, bọn Phương đón hàng giặc Minh, giúp giặc làm điều bạo ngược, chống lại quan quân. Đến khi giặc Minh bị dẹp mới ra đầu hàng, được vua tha tội cho. Nhưng bọn Phong vẫn gây nhiều tội ác không chịu chừa, lại âm mưu làm loạn, ngấm ngầm [62b] kết bè đảng, viết thư mật, ngầm sai người điđường tắt tới xui quân Minh gây sự, bọn chúng sẽ làm nội ứng. Người mang thư bị Thượng tướng Thái Nguyên là Hoàng Nguyên Ý bắt được. Vua giết tên đưa thư rồi giấu chuyện ấy đi. Tháng 8, lại có một tên trong bọn đến cáo giác, việc cũng giống thế. Đến đây, vua mới hạ chiếu giất cả bọn.

Ngày 25, làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch.

Ra chỉ thị cho các phủ, huyện trấn, lộ khaám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng bạc, những sản vật núi rừng trong hạt, các loại thuế ngạch cũ, cùng ruộng đất đã sung công của các nhà thế gia và những người tuyệt tự, và ruộng đất của những bọn đào ngũ, hạn đến trung tuần tháng 2 năm Kỷ Dậu

trình lên. Sổ hộ tịch năm Mậu Thân và sổ ruộng đất năm Kỷ Dậu thì dến tháng 4 năm Quý Sửu sẽ nộp. Khi làm sổ ruộng đất và hộ tịch thì khai cả từng hạng nguỵ quan.

[63a] Ngày 27, ra lệnh chỉ đặt xã quan. Xã lớn từ 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa từ 50 người trở lên đặt 2 viên, xã nhỏ 10 người trở lên đặt 1 viên.

Ngày 28, ra lệnh chỉ cho các quan viên và quân dân cả nước, hạn đến tháng 5 sang năm tới Đông Kinh để các quan văn hỏi thi kinh sử, ai tinh thông được bổ làm quan văn; các quan võ hỏi thi về võ kinh, pháp lệnh, kỳ thư...

Tháng 12, ngày mồng 7, ra lệnh chỉ cho các quan văn quan võ: Người nào đã đưa vợ con lên lẫn tránh ở núi rừng cùng trẫm mưu lo việc nước, từ ở Mường Thôi đến Bồ Đằng, Chí Linh, Khả Lam thì cho con hoặc cháu được miễn các việc quân dịch và dân dịch. Nếu đã làm quan thì không thuộc lệ này. Con cháu, anh em của tên nào đã bỏ đạo nghĩa, cầu an hàng giặc thì không được nhận. [63b] Ai làm trái thì xử tội biếm hay bãi chức.

Ngày 22, ra lệnh chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã, sách đối chiếu, khám xét ruộng đất, đầm bãi công tư trong các huyện, xã của lộ mình, cùng cá mú, hoa quả, mắm muối và các rạch cá tư ngoài cửa biển, các loại vàng, bạc, chì, thiết, tiền.

Vua làm điện Vạn Thọ, lại làm Tả, Hữu điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chính.

Chế tạo chiến khí, thuyền bè.

Đúc tiền Thuận Thiên thông bảo, cứ 50 đồng là 1 tiền.

Trước kia, thời Trần Thái Tông Kiến Trung năm thứ 2 [1226] có chiếu quy định trong dân gian tiêu tiền thì mỗi tiền là 69 đồng, dùng chính thức là 70 đồng.

Kỷ Dậu, [Thuận Thiên] năm thứ 2 [1429], (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 4, ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô [64a] và các lộ, huyện, xã rằng:

Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượg, người chúa chấp bị tội kém một bậc.

Ra lệnh chỉ cho các quan lộ, huyện, xã rằng:

Hễ là ấn công thì do viên chánh giữ. Ở các lộ thì Tri phủ giữ ấn, không có Tri phủ thì Trấn phủ giữ ấn. Ở các huyện thì Tuần sát giữ ấn. Nếu không có Trấn phủ, Tri phủ thì dùng Chiêu thảo hoặc Phòng ngự giữ ấn. Có việc thì cùng bàn với nhau đáng đóng dấu thì mới dùng.

Ngày mồng 7, sai Nhập nội kiểm hiệu bình chương sự Lê Vấn, Nhập nội đại tư mã Lê Ngân , Nhập nội thiếu phó Lê Văn Linh mang kim sách lập Hữu tướng quốc Khai quân công Tư Tề làm Quốc [64b] vương, giúp coi việc nước.

Sai Nhập nội tư khấu Lê Sát, Tư không Lê Nhân Chú, Nhập nội tư mã Lê Lý, Nhập nội thiếu úy Lê Quốc Hưng mang kim sách lập Lương quận công Nguyên Long làm Hoàng thái tử.

Ngày mồng 8, ra lệnh chỉ cho đại thần và các quan văn võ cùng các lộ, phủ, huyện, châu, trấn rằng:

Nếu ai có việc đến Quốc vương và Hoàng thái tử thì dùng chữ "khải", chứ không được dùng chữ "tấu" và xưng là "Quốc vương điện hạ", "Thái tử điện hạ". Nếu Quốc vương có tuyên cáo hiệu lệnh gì thì dùng chữ "Quốc vương chỉ huy", không được dùng chữ "sắc".

Ngày mồng 9, ra lệnh chỉ rằng:

Quan võ từ chức Quản lĩnh, quan văn từ chức Hành khiển trở lên, ai có con trai từ 5 tuổi trở xuống, 9 tuổi trở lên, cho được vào hầu Hoàng thái tử. Ngày 15 tháng này, tới học đường đề kiểm mục, quan Nội mật viện [65a] lấy danh sách. Quan võ từ Đồng tri trở xuống đến Đại đội trưởng, Đội trưởng

trở lên, quan văn từ Thượng thư trở xuống đến thất phẩm, ai có con trai 17 tuổi trở xuống, 9 tuổi trở lên tới nhà Quốc học điểm mục để học quan lấy danh sách dạy học.

Ngày 22, ra lệnh chỉ cho quan văn võ đại thần nghị bàn việc lớn của nhà nước.

Như người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu. Người đi chiến đấu thì không có một thước, một tất đất mà còn ở những kẻ du thủ du thực, không có ích gì cho nước lại có quá thừa ruộng đất, hoặc đi làm nghề trộm cướp. Thành ra không có ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham nghĩa phú quý mà thôi. Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dưới đến người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu thì tâu lên.

[65b] Tháng 2, ngày 21, ra lệnh chỉ cho tướng hiệu và quân nhân các vệ quân năm đạo rằng:

Đến ngày 27 sẽ diễn tập chiến trận thủy, bộ, ai vắng mặt sẽ bị trị tội. Diễn tập xong, sẽ chia mỗi vệ thành 5 phiên, 1 phiên ở lại, còn 4 phiên cho về làm ruộng.

Ngày 26, ra lệnh chỉ cho đại thần và các quan Hành khiển:

Nếu thấy các điều lệnh của trẫm có điều gì bất tiện cho việc quân, việc nước, hoặc các việc sai dịch không hợp lý, hoặc thuế khóa nặng nề, hoặc có việc tà dâm bạo ngược, thì tâu xin sửa lại.

Lại ra lệnh chỉ cho các ngôn quan158 rằng:

Nếu thấy trẫm cólệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo đúng phép xưa, hay các đại thần, quan lại, tướng hiệu, quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên hư phi pháp, thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay. Kẻ nào cứ ngồi nhìn mà dung túng, chỉ giỏi trò vặt, cùng là nói hão không đâu, [66a] thì phải chiếu luật trị tội. Lại như các quan vào sân điện, nếu để áo, mũ, cân đai không đúng phép, đi lại ngang dọc không theo đúng lễ phép, thì ngôn quan không được coi là phận sự của mình mà đàn hặc, vì việc ở điện đình đã có Tổng quan và Chỉ huy sứ năm quân Thiết đột, Ngự tiền Thiết đột, Nội mật viện xét hoặc1576.

Tháng 3, ngày 20, ra lệnh chỉ cho Đô tổng quản và Quản lĩnh các đạo cùng quan viên các phường trong kinh thành rằng: Hiện nay, phần đất của các qau6n và phủ đệ của công hầu trăm quan đều có phần nhất định, nên trồng cây trồng hoa và các loại rau đậu, không được để đất hoang, ai không theo thế thì mất phần đất của mình. Các công hầu đã được ban cho đất ở, nếu trong phần đất của quân Thiết đột thì không cho quá nhiều, chỉ từ 5 sào trở xuống; nếu không phải trong phần đất của quân Thiết đột [66b] thì cho 2 mẫu trở xuống đến 1 mẫu. Nếu đã được chia ruộng đất vườn nhà nhất định rồi, lại còn chiếm đất trong thành Đại La làm nhà cửa khác nữa thì không được.

Mùa hạ, tháng 4, ngày 27, ra lệnh chỉ cho đại thần và trăm quan phải nộp số vàng lấy được ở bến Đông159 cho nhà nước tùy theo thứ bậc: chánh nhất phẩm nộp 2 lạng, tòng nhất phẩm 1 lạng rưỡi, ch1nh nhị phẩm 1 lạng, tòng nhị phẩm 5 đồng cân, chánh tam phẩm đồng cân, tòng tam phẩm 2 đồng cân, chánh tứ phẩm đến chánh ngũ đều 1 đồng cân, còn từ tòngngũ trở xuống không phải nộp.

Ngày 30, ra lệnh chỉ rằngnhững nguỵ quan trước đã có lệnh cho tha tôi chuộc mệnh, thì cho miễn cả ruộng đất (không phải sung công).

Tháng 5, ngày mồng 3, ban biển ngạch công thần cho 93 viên: Huyện thượng hầu 3 người là Lê [67a] Vấn, Lê Sát, Lê Văn Xảo. Á thượng hầu 1 người là Lê Ngân. Hương thượng hầu 3 người là Lê Lý, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng, Đình thượng hầu 14 người là Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê Thố, Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Lê Lỗi, Lê Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật. Huyện hầu 14 người là: Lê Bị, Lê Bì, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê Lôi, Lê Khả, Lê Bồi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê Bí, Lê

Quốc Trinh, Lê Bật. Á hầu 26 người là bọn Lê Lạn, Lê Trãi. Quan nội hầu 16 người là bọn Lê Thiệt, Lê Chương. Quan phục hầu 16 người là bọn Lê Cuống, Lê Dao. Thượng trí tự Trước phục hầu 4 người là bọn Lê Khắc Phục, Lê Hài.

Ra lệnh chỉ rằng những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót, hoặc bị chìm đắm chưa có chức tước gì, không được ai tiến cử; [67b] hoặc vì thù hằn mà bị đè nén, vùi dập, thì đến ngay chổ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, nếu xét thực có tài đức thì tâu trình để cất nhắc sử dụng, không cứ là ngụy quan hay sĩ thứ, cốt lấy tài đức là hơn.

Ra lệnh chỉ rằng: Các quan chức văn võ, quan võ từ Thượng tướng tước Trí tự Trước phục hầu trở lên đều cho mặc áo đỏ tía; quan văn từ Nhập nội đại hành khiển Quan phục hầu trở lên cũng cho mặc áo đỏ tía.

Ngày 26, ra lệnh chỉ rằng: Quân nhân các lộ phủ và những người ẩn dật ở núi rừng, nếu ai quả thực thông kinh sử, giỏi văn nghệ thì đến ngày 28 tháng này tới sảnh đường trình diện, chờ đến ngày cho vào trường thi hội160 , người nào đỗ sẽ được tuyển dụng.

Ngày 28, ra lệnh chỉ cho các quan văn võ trong ngoài, người nào tinh thông kinh sử, từ tứ phẩm trở xuống, hạn đến ngày 20 tháng này đều tới sảnh đường [68a] để vào trường thi hội.

Ngày 30, định các hạng ruộng đất của ngụy quan.

Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10, ralaệnh chỉ cho các tăng đạo, người nào thông kinh điển, trong sạch, giữ tiết hạnh, hẹn đến ngày 20 tháng này tới sảnh đường trình diện, để xét duyệt cho thi, ai đỗ thì cho làm tăng đạo, ai không đỗ thì bắt hoàn tục.

Làm sổ đinh.

Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 5, ra lệnh cho các đại thần và các quan văn võ trong ngoài họp bàn về quy chế đồng tiền161 . Tờ chiếu viết:

"Tiền là mạch máu của sinh dân, không thể không có. Nước ta vốn có mỏ đồng, nhưng tiền đồng cũ đã bị nhà Hồ hủy bỏ, trăm phần chỉ còn được một. Đến nay, việc quân, việc nước thường hay bị thiếu. Muốn cho tiền được lưu thông sử dụng, để thuận lòng dân, há chẳng khó sao? Mới rồi có người dâng thư trình bày, xin lấy tiền giấy162 [68b] thay cho tiền thực163 . Trẫm sớm khuya nghĩ ngợi, chưa nghĩ ra các gì. Vì rằng tiền giấy là thứ vô dụng, lại được lưu hành như vật hữu dụng trong dân, thực không phải là ý nghĩa yên dân, dùng của. Nhưng đời xưa đã có người cho rằng vàng, bạc, da, lụa, tiền thực, tiền giấy đều không thể cân ngang nhau được, thế thì thứ gì là hơn? Truyền cho các đại thần trăm quan và những người hiểu việc đời ở trong, ở ngoài, đều nghị bàn quy chế đồng tiền cho thuận lòng dân, để không vì ưa thích riêng của một người mà bắt ép muôn nghìn người không muốn phải theo, để làm phép hay của một đời. Nên phải bàn định sớm rồi tâu lên, trẫm sẽ tự chọn lấy mà cho thi hành".

Mùa thu, tháng 8, ngày 19, ra lệnh chỉ cho quân dân cả nước rằng: Những ngụy quan, văn từ Tri châu, võ từ Thiên hộ trở xuống, đã chết từ trước và thổ quan cùng dân thường vào [69a] thành giặc, khi than2h bị hạ thì ra hàng, cho đến quan lại cũ nhà Hồ bị giặc bắt đưa về phương Bắc, nay có vợ con ở các xã lộ, huyện, nếu họ chua8 được vào sổ hộ tịch, thì có thể miễn tiền chuộc mệnh. Người nào đã sung làm nô tỳ công hoặc đã ban cho các quan rồi, cùng những kẻ có tiếng xấu thì không thuộc lệ này.

Tháng 9, ngày 16, ra lệnh chỉ cho các đại thần trăm quan rằng:

"Từ nay về sau, nếu viên quan nào bàn một việc gì, đều phải lấy việc quân, việc dân làm điều cần kíp, không được đem tình lý riêng tư làm đầu. Bởi vì, trẫm từng nghiệm thấy, trong các việc tiến cử, hoặc xử án, hay như việc công tư khác, rất nhiều khi người ta dung túng, che chở cho nhau, để biến hóa

đổi thay, qua đó biết được người làm quan trong sạch thì ít mà nhơ bẩn thì nhiều. Nay trẫm xét ra việc của bọn phạm nhân Mộng Vân, Lương Châm, mới biết rõ tình trạng thực, giả của các quan, cho nên ra mệnh lệnh này. Những kẻ làm tôi con phải hết lòng [69b] thờ vua, không được lấy tư hại công, khi chuyện xảy ra, hối sao kịp nữa? Nay ban chiếu cho mọi người đều biết".

Ngày 27, ra lệnh chỉ rằng:

"Đại thần văn võ trăm quan các ngươi hãy chăm việc nông tang, chỉnh đốn quân ngũ, sửa sang chiến khí, thuyền bè".

Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên phải tiến cử hiền tài. Tờ chiếu viết:

"Trẫm nghĩ, muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên.

Thời đại thịnh trị xưa kia, người hiền ở triều rất đông đúc, người nọ nhường người kia. Cho nên ở dưới không sót tài, ở trên không bỏ việc, làm nên thịnh trị yên vui. Đến như bề tôi đời Hán, Đường, không ai là không tiến người hiền, nhường người giỏi, lôi kéo dẫn dắt lẫn nhau, như Tiêu Hà tiến cử Tào Tham, Ngụy Vô Tri [70a] tiến cử Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến cử Hàn Hưu. Dẫu tài năng phẩm hạnh của họ có hơn kém khác nhau, nhưng không ai không cử được người giỏi, xứng đáng vớichức trách được trao.

Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính cẩn lo sợ, như đứng bờ vực thẳm, chỉ vì chưa tìm kiếm được người hiền tài giúp đỡ trị nước. Vậy ra lệnh cho đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi viên tiến cử lấy một người, ở trong triều hay ngoài thôn dã, đã làm quan hoặc chưa làm quan. Nếu người nào có tài năng, tri thức văn võ, có thể cai trị dân chúng, thì trẫm sẽ tùy tài bổ dụng. Vả lại, tiến cử được người hiền sẽ được thưởng mức cao nhất, lẽ xưa vẫn thế. Nếu tiến cử được người có tài bậc trung, thì được tăng tước hai bậc. Nếu tiến cử được người tài đức đều ưu tú, vượt hẳn mọi người, thì nhất định được trọng thưởng.

Tuy vậy, nhân tài ở đời cố nhiên là không ít, nên [70b] đường lối tìm người cũng không phải chỉ có một phương. Nếu có ai ôm ấp tài lược kinh bang tế thế nhưng vẫn phải chịu khuất ở hàng quan thấp, không có người tiến cử cho, cùng là những người hào kiệt còn bị vùi dập ở bụi bờ, hay lẫn lộn trong quân ngũ, nếu không tự đề bạc thì trẫm làm sao biết được? Từ nay về sau, các bậc quân tử, có ai muốn theo ta, đều cho tự tiến cử. Ngày xưa, Mao Toại tự tỏ tài mà theo Bình Nguyên1582, Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Hoàn Công1583, có bao giờ câu nệ tiểu tiết đâu? Khi chiếu này ban ra, các quan hãy đem hết lòng thành, lo việc tiến cử. Còn như kẻ sĩ hàn vi ở chốn hương thôn, cũng nhơá cho thế là phải đem ngọc bán rao mà hổ thẹn, để trẫm phải thở than vì thiếu nhân tài".

Ngày 13, nhà Minh sai bọn Lễ bộ thị lang Lý Kỳ, Hồng lô tự khanh Từ Vĩnh Đạt, Hành nhân ty hành nhân Trương Thông sang dụ bảo tìm kiếm con cháu họ Trần và trả lại số người và chiến khí của nhà Minh còn bị giữ lại. Lại cho bọn Hà Lật y phục, tiền nong, cho cùng đi với bọn Kỳ.

Ngày 18, ra lệnh chỉ cho các đại thần, Tổng quản, Hành khiển trở xuống rằng:

"Người xưa có câu: Vua không chọn tướng thì khác gì dâng nước mình cho giặc. Trẫm luôn suy nghĩ điều đó, ngày đêm không quên, nên đaem việc quân, việc nước quan trọng trao cho các ông. Thế mà các ông cứ điềm nhiên ngồi nhìn, không để ý tới, nên phụ lòng tin dùng của triều đình, dưới chẳng đoái thương tới quân dân, sao lại trễ biếng chức sự quá thế? Nay ra chiếu này để răn bảo, nếu không biết sửa lỗi đổi mới, vẫn lại như thế nữa, thì nhà nước còn luật pháp đó, chớ bảo là trẫm phụ bề tôi cũ có công đấy!".

Ngày 29, sứ nhà Minh là bọn Lý Kỳ về nước. Vua sai bọn đầu mục là Đào Công Soạn, Lê Đức Huy, Phạm Khắc [71b] Phục mang vàng bạc và sản vật địa phương sang nhà Minh cầu phong, đồng thời giải đáp về việc đòi trả người và khí giới, cùng việc tìm con cháu họ Trần.

Lời cầu phong đại ý là: Người nướ chúng tôi đã tìm khắp nơi, nhưng con cháu họ Trần đều không thấy còn ai. Bọn thần nghĩ rằng người đại đầu mục nước chúng tôi là Lê Lợi, là người khiêm tốn, cung kính, cẩn thận, trung hậu, biết cách trị dân, rất được lòng người, có thể trông coi được đất nước. Vua Minh xem xong bảo các thị thần:

"Những lời này chưa thể vội tin được, phải cho đòi nữa đã".

Rồi xuống chiếu cho Lễ bộ ban áo vóc hoa cho bọn Công Soạn, rồi sai họ mang sắc về dụ vua và các đầu mục, bô lão tìm hỏi con cháu họ Trần lần nữa, nếu quả thực không còn ai thì al2m biểu liên danh tâu sang để xử trí. Lại ban tiền giấy cho bọn Công Soạn theo thứ bậc khác nhau.

Tháng 11, vua ngự về Tây Đô bái yết sơn lăng, thưởng cho các tướng hiệu và quân nhân theo hầu, [72a] mỗi người được thăng 1 tước bậc. Nếu là Thượng trí tự và Đại trí tự thì được thăng tước 1 tư. Người nào có con cháu được phong hầu thay mình và những người không có công lao thì không thuộc lệ này.

Tháng 12, ngày 19, ra lệnh chỉ cho các quan phủ, lộ, châu, huyện, xã rằng:

Xã nào có nhiều ruộng đất nhưng ít người, để bỏ hoang thì cho phép các quan nơi đó cho những người không có ruộng ở các xã khác đến cày cấy, người chủ ruộng xã đó không được chiếm giữ rồi bỏ hoang. Ai vi phạm sẽ bị xử theo tội cưỡng bức chiếm đoạt.

Ngày 27, ra lệnh chỉ cho hình quan rằng:

Những người phạm tội phải xử tội đồ lưu, thì hạng phải thích từ 30 đến 20 chữ đầy vào châu Bố Chính, hạng phải thích từ 10 đến 6 chữ đày vào Diễn Châu, hạng phải thích 4 chữ đến đồ làm khao đinh phải vào phường voi, tất cả đều giải đến cho quan Hành khiển ở đạo đó nhận lấy để giao tới chỗ bị lưu hoặc đồ.

Mở khoa thi tăng đạo [72b] để cấp giấy164 .

Canh Tuất, [Thuận Thiên] năm thứ 3 [1430], (Minh Tuyên Đức năm thứ 5). Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10, quy định các ngạch thuế.

Lại ban luật lệ. Đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đôy Kinh.

Mùa đông, tháng 11, vua đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm, trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Bấy giờ, Khắc Thiệu và Đắc Thái trnh nhau tự lập, nên phải đi đánh. Vua đến châu Thạch Lâm, có đề thơ trước cửa động rằng:

Bất từ vạn lý chỉnh sư đồ, Duy lục biên manh xích tử tô. Thiên địa bất dung gian đảng tại, Cổ kim thùy xá bạn thần chu. (Chẳng từ muôn dặm cất quân đi, Mong cứu dân đen cõi biên thuỳ. Trời đất không dung phường gian ác, Xưa nay tội phản phải tru di). Tuyển chọn quân bộ ở Bồ Đề. Người nào tình nguyện trước được thưởng 1 tư.

Tân Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 4 [1431], (Minh Tuyên Đức năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, vua sai bọn chánh sứ Lê Nhữ [73a] Lãm, phó sứ Lại bộ thượng thư Hà Lật và Lê

Bính sang nhà Minh cầu phong, đồng thời trần tình và giải đáp về việc có dụ đòi trả chiến khí và tìm con cháu họ Trần.

Lời biểu đại ý là: "Đã huy động rất nhiều người trong nước, tìm kiếm con cháu họ Trần ở khắp nơi, đích thực không còn một ai. Trộm nghĩ đất nước chúng tôi không thể không có người trông coi, nhưng vẫn chưa được lệnh của triều đình, vì thế cứ phải tỏ bày mãi mãi".

Vua Minh bằng lòng.

Ngày mồng 5, sai bọn chánh sứ là Hữu thị lang Chương Xưởng và Thông chính ty hữu thông chính Từ Kỳ mang ấn sắc sang phong vua làm Quyền thự An Nam Quốc Sự165 . Ban tiền giấy cho bọn Hà Lật và cho đi theo bọn Xưởng về nước.

(Xét sách Hoàng Minh thông kỷ, chép rằng vua Minh sai sứ sang phong vua làm An Nam Quốc Vương, từ đây triều cống không dứt).

Tháng 2, vua bắt được Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái đem về166 . Tháng 3 về đến Kinh sư.

Quy định [73b] việc đặt các gaím và ty xá nhân ở trong kinh ngoài trấn theo lời xin của Ngô Văn Thông.

Mùa đông, tháng 11, ngày mồng 1, sứ Minh là Chương Xưởng và Tử Kỳ tới kinh, mang ấn phong vua làm Quyền thự An Nam Quốc Sự.

Ngày 20, bọn Xưởng, Kỳ về nước. Vua sai Thẩm hình viện phó sứ Nguyễn Văn Huyến và Ngự sử trung thừa Nguyễn Tông Chí đi theo bọn Xưởng sang nhà Minh tạ ơn và nộp 5 lạng vàng tuế cống, xin theo lệ cống 3 năm 1 lần đời Hồng Vũ167 . Từ đó về sau tiến cống thường xuyên không dứt. Vua Minh ban tiền giấy cho bọn Văn Huyến và cho trở về.

Tháng 12, ngày mồng 6, vua sai al2m sách Lam Sơn thực lục, vua tự làm bài tựa, ký là Lam Sơn động chủ1588.

Nhâm Tý, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1432], (Minh Tuyên Đức năm thứ 7), Mùa xuân, tháng giêng, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh [74a] châu Mường Lễ168 .

Tù trưởng châu là Đèo Cát Hãn và con là Đèo Mạnh Vượng ra hàng. Cho ở Đông Kinh, lập Hãn làm Tư mã, rồi năm sau giết chết.

Mùa đông, tháng 11, vua thân đi đánh châu Phục Lễ169 .

Vua lại đi đánh Ai Lao.

Quý Sửu, [Thuận Thiên] năm thứ 6 [1433], (Minh Tuyên Đức năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, tuyển chọn các quan và (học trò) ba lộ Quốc Oai, hai lộ Bắc Giang sung vào Quốc tử giám.

Vua thân đi đánh châu Phục Lễ, đem quân về1591.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, sai bồi thần là Trần Thuấn Du, Nguyễn Khả Chi, Bùi Cầm Hổ sang nhà Minh tiến cống: Vua Minh 3 phần, hoàng thái hậu và hoàng thái tử đều 1 phần, đồng thời giải thích việc cống vàng hàng năm.

Làm sổ hộ tịch.

Mùa thu, tháng 8, giáng con trưởng Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa [74b] tông thống.

Vua về Lam Kinh.

Tháng 8 nhuận, sao Chổi mọc ở phương tây.

Ngày 22, vua băng ở chính tẩm.

Buổi đầu vua kinh dinh bốn phương, phía Bắc đánh giặc Minh, phía tây đuổi Ai Lao, tránh chỗ thực, đánh chỗ hư, đến đâu được đấy, chỉ có võ thần là bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Ngân, Lê Lý 30 người, văn thần là bọn Lê Linh, Lê Quốc Hưng; quân cha con thì có 200 quân Thiết đột, 200 nghĩa sĩ, 300 dũng sĩ, 4 thớt voi; còn quân khinh dũng và quân già yếu hộ vệ chỉ có 1 nghìn người mà thôi170 .

Vua có lần sau muôn việc được thư thả, cùng bầy tôi bàn về lẽ còn mất, được thua xưa nay, nhâ bàn đến việc giặc Minh sở dĩ thua, ta sở dĩ được, là vì sao, các bề tôi đều nói: "Vì giặc Minh hình phạt bừa bãi, chính lệnh bạo ngược, mất lòng dân đã lâu, còn vua thì trái lại, [75a] lấy nhân nghĩa thay bạo tàn, đổi họa loạn thành yên trị, nên mới thành công chóng thế". Vua nói:

"Lời các khanh nói cố nhiên là như vậy, nhưng cũng chưa hết. Trẫm xưa kia gặp buổi loạn lạc, nương mình ở Lam Sơn, vốn chỉ mong giữ được mạng mình thôi, chứ không có ý muốn lấy thiên hạ. Đến khi giặc tàn ngược quá quắt, dân không sống nổi, những ai có tri tức đều bị chúng giết hại, trẫm tuy đem hết của cải để thờ phụng chúng, mong khỏi tai họa, nhưng tim đen chúng muốn hại trẫm vẫn không bớt chút nào. Việc dấy nghĩa binh thực là bắt đắt dĩ thôi".

Lời bàn: Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay1593, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xạy dựng quan chức, thành lập [75b] phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.

Lại bàn: Vua nối cơ nghiệp của ông cha, gặp buổi đại loạn mà chí càng bền, náu mình chốn núi rừng, làm nghề cày cấy. Do lòng căm thù quân giặc bạo tàn, càng lưu tâm vào các sách thao lược, đem hết của nhà hậu đãi tân khách. Đến năm Mậu Tuất [1418], nhóm nổi nghĩa binh, kinh dinh thiên hạ, trước sau trải mấy chục trận, đều là đặt quân phục, dùng binh kỳ, tránh chỗ chắc, đánh chỗ mềm, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Đến khi quân Minh đầu hàng thì răn cấm qu6an lính không được mảy may xâm phạm. Từ đấy, hai nước hòa hiếu, bắc nam vô sự. Mường Lễ, Ai Lao đều sáp nhập bản đồ, Chiêm Thành, Chà Bàn vượt biển sửa lễ cống. Vua mặc áo sớm, ăn cơm trưa, [76a] trải 10 năm mà thiên hạ đại trị.

Sử thần bàn: Vua dấy nghĩa binh, chưa từng giết bừa một người nào. Chỉ biết lấy mềm chống cứng, lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều, không đánh mà khuất phục được người, cho nên có thể đổi vận bĩ sang vận thái, chuyển thế nguy thành thế yên, đổi cuộc loạn thành cuộc trị. Câu "Người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi" chính hợp với vua. Cho nên, vua lấy được thiên hạ, truyền cơ nghiệp đến muôn đời là phải lắm.

Mùa thu, tháng 9, ngày mồng 8, thái tử Nguyên Long lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm sau làm năm Thiệu Bình thứ 1. Bấy giờ vua mới 11 tuổi.

Mùa đông, tháng 11, Nguyễn Trãi vâng lệnh soạn văn bia1594, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ vâng lệnh viết chữ.

[76b] Ngày 22, rước [vua] về táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ, dâng tôn hiệu là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế.

Tháng 12, ngày mồng 2, sai bọn bồi thần Lê Vỹ, trình Chân sang nhà Minh báo tang.

Ngày 19, nhà Minh sai chánh sứ là Binh bộ thị lang Từ Kỳ, phó sứ là Hành nhân ty hành nhân Quách Tế sang đòi số vàng cống hàng năm.

Trước đó, nhà minh mấy lần sai sứ sang đòi nhiều số vàng cống hàng năm. Cao Hoàng Đế xin theo như lệ cống ba năm một lần đời Hồng Vũ. Vua Minh khăng khăng không chịu. Đến đây lại sai bọn Kỳ, Tế sang.

Các quan theo hầu về Tây Kinh, dựng điện Lam Sơn1595.

(Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)