Họ Khúc
Họ Khúc (905-923) là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ 10, mở đầu Thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 923 hoặc 930.
- Banner được lưu thành công.
- Họ Khúc
Khúc Thừa Dụ (905-907) quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), vốn là một hào phú, tính khoan hoà, được nhân dân kính phục. Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông khởi binh tiến công thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt.
Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.
- Banner được lưu thành công.
- Họ Khúc
Khúc Hạo (907-917)
Năm 907, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương thay thế cũng phải công nhận Khúc Hạo là " An Nam đô hộ Tiết độ sứ".
Khúc Hạo chia nước ta thành 5 cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp, xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta.
Năm Đinh Sửu (917), Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ.
- Banner được lưu thành công.
- Họ Khúc
Khúc Thừa Mỹ (917-923) thay cha nhậm chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không phục nhà Nam Hán. Năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh và bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang cùng với Lý Khắc Chính làm thứ sử Giao Châu.