Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời. Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, dân tộc ta đã khởi nghĩa làm cuộc Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) thành công, đánh đổ đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
- Banner được lưu thành công.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
- Banner được lưu thành công.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1-7 /2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Hội nghị là sự hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong Việt Nam và Đông Dương, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Banner được lưu thành công.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
Cách mạng tháng Tám là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống lại lực lượng quân đội của Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam (chính phủ được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ) bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại (vua cuối cùng của nhà Nguyễn) phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945.
Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,... ở một số địa phương. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ như Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... và quân Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc); chỉ trong 10 ngày, chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ trên khắp Việt Nam (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng Giới Thạch bức rút quân Nhật (29/8) và chiếm luôn tỉnh này, Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó quân Tưởng Giới Thạch tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh - Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)...