Hoàn Kiếm
Quận
Bản đồ quận Hoàn Kiếm 2007 - Map of Hoan Kiem district 2007.jpg
Bản đồ quận Hoàn Kiếm 2007
Địa lý
Tọa độ: 21°01′44″B 105°51′09″Đ / 21,028889°B 105,8525°ĐTọa độ: 21°01′44″B 105°51′09″Đ / 21,028889°B 105,8525°Đ
Diện tích 5,2871
Dân số (1/4/2009)  
 Tổng cộng 147.3342
 Mật độ 33.662
Dân tộc Kinh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Trung tâm Hà Nội
Thành phố Hà Nội
Thành lập 31 tháng 5 năm 1961
 Chủ tịch UBND Vũ Văn Viện
Phân chia hành chính 18 phường (chi tiết)
Mã hành chính VN-64
Mã bưu chính 10
Mã điện thoại 4
Biển số xe 29 → 33
Website hoankiem.hanoi.gov.vn

Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Quận này bao gồm nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da.

Vị trí

Dân cư

Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, toàn quận có 147.334 người trong đó 71.507 là nam chiếm 48,53%.1 Dân cư quận Hoàn Kiếm từ xưa (thời Cao Biền, thế kỷ 9) đến nay (thế kỷ 21) chủ yếu là dân tứ xứ tụ tập về.

Lịch sử

Là một quận trung tâm của Hà Nội, lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liến với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội

Thời Tiền Lý, năm 545 Lý Nam Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ trên sông Tô Lịch chống lại nhà Lương.

Thời kỳ nhà Nguyễn, Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội năm 1831, đây chính là đất thuộc huyện Thọ Xương.

Thời kỳ 1954-1961, khu vực này gồm toàn bộ khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần khu phố Hàng Cỏ voái khu phố Hai Bà; năm 1961 gộp thành khu phố Hoàn Kiếm; tháng 1/1981 đổi tên thành quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền và giữ ổn định cho đến nay.3

Đơn vị hành chính

Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà. Từ năm 1961-1981, các khu phố Hoàn Kiếm cũ, khu phố Đồng Xuân cũ, các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 16, 17 của khu phố Hàng Cỏ cũ và các khối 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của phu khố Hai Bà cũ hợp nhất thành khu phố Hoàn Kiếm.4 Từ tháng 1/1981, khu Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm, theo đó, quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền

Quận Hoàn Kiếm hiện được chia thành 18 phường như sau:

Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Ga Hà Nội); trong đó tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) và tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Đường phố

Các trường cấp 3 của quận

  • Trường Việt Đức (công lập)
  • Trường Trần Phú (công lập)
  • Trường Marie Curie (dân lập)

Địa điểm nổi tiếng

  • Bắc bộ Phủ (Nhà khách Chính phủ)
  • Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19-8
  • Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp Rùa
  • Tháp Hòa Phong
  • Bodega
  • Kem Tràng Tiền
  • Kem Hòa Bình
  • Bưu điện Hà Nội
  • Tượng đài Lý Thái Tổ
  • Nhà thờ Lớn
  • Chợ Đồng Xuân
  • Phố cổ
  • Chợ 19 tháng 12
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Đền Bà Kiệu
  • Ô Quan Chưởng
  • Đền Lý Quốc Sư
  • Chùa Bà Đá
  • Chùa Quán Sứ
  • Cầu Long Biên
  • Cầu Chương Dương
  • Chợ Hàng Da
  • Nhà tù Hỏa Lò
  • Tràng Tiền Plaza (Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp)
  • Rạp Công nhân

Chú thích

  1. ^ a ă “Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm” (Thông cáo báo chí). ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016. 
  2. ^ “Biểu tổng hợp” (Pdf). Tổng cục Thống kê (Việt Nam). 4 tháng 1 năm 2009. tr. 6. Truy cập 25/4/2012.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm (30/9/2011). “Tóm tắt giới thiệu Lịch sử vùng đất”. Truy cập 25/4/2012.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ “Quyết định 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội” (Thông cáo báo chí). Hội đồng Chính phủ. 31/5/1961. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.  Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ "Sũ" là từ­ cổ, có nghĩa là quan tài. Phố này x­ưa chuyên đóng quan tài phục vụ các đám ma.

(Nguồn: Wikipedia)