Hai Bà Trưng
Quận
Địa lý
Tọa độ: 21°00′42″B 105°50′52″Đ / 21,011718°B 105,847647°ĐTọa độ: 21°00′42″B 105°50′52″Đ / 21,011718°B 105,847647°Đ
Diện tích 9,62 km²
Dân số (1/4/2009)  
 Tổng cộng 295.726 người
 Thành thị 295.726 người
 Nông thôn 0 người
 Mật độ 30.741 người/km²
Dân tộc Kinh
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Thành phố Hà Nội
Thành lập Tháng 6 năm 19811
 Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Hiếu2
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Tôn Lương3
 Bí thư Huyện ủy Nguyễn Lan Hương4
 Trụ sở UBND 30 Lê Đại Hành
Phân chia hành chính 20 phường
Mã hành chính VN-64
Mã bưu chính 10
Mã điện thoại 24
Biển số xe 29 → 33
Website haibatrung.hanoi.gov.vn

Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân.

Vị trí

Lịch sử

  • Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).
  • Trước năm 1961, cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc quận VII.
  • Từ những năm 1961-1981 là khu Hai Bà Trưng.
  • Từ tháng 6 năm 1981 là quận Hai Bà Trưng, gồm 22 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
  • Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động trên cơ sở tách thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì.5
  • Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thành 2 phường: Giáp Bát và Tân Mai.6
  • Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ.
  • Đầu năm 2003, quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
  • Từ tháng 1 năm 2004, 5 phường: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ chuyển sang trực thuộc quận Hoàng Mai. Từ đó, quận Hai Bà Trưng còn lại 20 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.7
  • Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Ga Hà Nội); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Hành chính

Quận có 20 phường:

Các địa điểm nổi tiếng

  • Vincom City Towers
  • Hồ Thiền Quang
  • Công viên Thống Nhất
  • Công viên Tuổi Trẻ
  • Chợ Hôm
  • Chợ Mơ
  • Chùa Liên Phái
  • Đình Đại
  • Chợ Giời (Hà Nội)
  • Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng
  • Bệnh viện 108
  • Bệnh viện Hữu Nghị
  • Sân vận động Bách Khoa
  • Cầu Vĩnh Tuy
  • Cảng Phà Đen
  • Sông Kim Ngưu
  • Đền Hai Bà Trưng
  • Nhà máy Dệt 8-3
  • Times City
  • Chùa Đức Viên
  • Ruby Plaza
  • Khu đô thị Đầm Trấu
  • Khu đô thị Green Pearl Minh Khai

Đường phố

Các trường Đại học và Trường THPT, Trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận

Các trường Đại học

  • Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Dân lập Phương Đông
  • Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Các trường trung học phổ thông

  • Thpt Thăng Long (công lập)
  • Thpt Trần Nhân Tông (công lập)
  • Thpt Hai Bà Trưng (công lập)
  • Thpt Hồng Hà (dân lập)
  • Thpt Hoàng Diệu (Dân lập)
  • Thpt Mai Hắc Đế (Tư thục)

Trung học cơ sở

  • PTCS Nguyễn Đình Chiểu (công lập)
  • Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (công lập)
  • Trung học cơ sở Quỳnh Mai (công lập)
  • Trung học cơ sở Tây Sơn (công lập)
  • Trung học cơ sở Đoàn Kết (công lập)
  • Trung học cơ sở Ngô Quyền (công lập)
  • Trung học cơ sở Hà Huy Tập (công lập)
  • Trung học cơ sở Minh Khai (công lập)
  • Trung học cơ sở Ngô Gia Tự (công lập)
  • Trung học cơ sở Tô Hoàng (công lập)
  • Trung học cơ sở Thanh Lương (công lập)
  • Trung học cơ sở Nguyễn Phong Sắc (công lập)
  • Trung học cơ sở Trưng Nhị (công lập)
  • Trung học cơ sở Vĩnh Tuy (công lập)
  • Trung học cơ sở Hai Bà Trưng (công lập)

Tham khảo

  1. ^ Giới thiệu quận truy cập 10/4/2013
  2. ^ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận: Nhiệm kỳ 2011-2016 cập nhật 26/12/2012 12:00:00 SA
  3. ^ Thường trực HộI đồng nhân dân quận nhiệm kỳ 2011-2016 26/12/2012 10:43:46 CH
  4. ^ Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng khóa XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 10/10/2012 12:00:00 SA
  5. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  6. ^ Quyết định 42-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  7. ^ Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)