Trường Sa
—  Huyện  —
Đảo Trường Sa
Đảo Trường Sa
KhanhHoamap TruongSa.png
Trường Sa trên bản đồ Thế giới
Trường Sa
Trường Sa
Quốc gia  Việt Nam
Tỉnh Khánh Hòa
Ngày thành lập huyện 9 tháng 12 năm 1982
Chính quyền
 • Chủ tịch UBND Nguyễn Viết Thuân3
Diện tích
 • Tổng cộng 496 km2 (192 mi2)
Dân số (2009)
 • Tổng cộng 195
Múi giờ G (UTC+7)
Bảng số xe 79
Phân chia hành chính 2 xã và 1 thị trấn

Trường Sa là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa do Việt Nam thiết lập trên cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, vốn đang trong tình trạng tranh chấp giữa sáu bên là Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

Địa lý

Vị trí các đảo trên bản đồ Việt Nam

Huyện Trường Sa nằm về phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Huyện đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý và cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).

Về mặt địa lý, quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn một trăm đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biển rộng khoảng 198.964 km². Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau; nếu đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây chỉ cách nhau khoảng 1,5 hải lý thì đảo Song Tử Tây lại cách đảo An Bang đến 230 hải lý. Số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn đá ngầm có thể chỉ nổi một phần nhỏ khi thủy triều xuống. Ba đảo có diện tích đứng đầu Trường Sa, theo thứ tự giảm dần, là đảo Ba Bình (khoảng 0,4896 km²), đảo Thị Tứ (khoảng 0,372 km²) và đảo Bến Lạc (khoảng 0,186 km²). Đảo cao nhất là Song Tử Tây ở phía bắc quần đảo với độ cao khoảng 4–6 m khi thủy triều thấp nhất.4 Thực thể địa lý nằm xa nhất về cực nam là đá Sác Lốt.

Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên.5

Hành chính

Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.6

  • Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
  • Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
  • Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.

Hiện nay, huyện này đang quản lý trên thực tế là 21 đảo nhỏ và rạn đá ngầm với danh sách như sau:

Cụm Đảo san hô và cồn cát
(phân biệt tương đối)
Rạn đá ngầm Bản đồ
Song Tử đảo Song Tử Tây đá Nam
Trường Sa, Khánh Hòa trên bản đồ <a class=biển Đông" src="/images/wiki/huyen-truong-sa/b87f748f7d52409a3d22a7dffd873fdb.png" />
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Trường Sa, Khánh Hòa
Thị Tứ - -
Loại Ta - -
Nam Yết đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca[Ghi chú 1] đá Lớn, đá Núi Thị
Sinh Tồn đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông[Ghi chú 1] đá Cô Lin, đá Len Đao
Trường Sa đảo Trường Sa, đảo Phan Vinh[Ghi chú 2], đảo Trường Sa Đông[Ghi chú 2] đá Đông, đá Lát, đá Núi Le, đá Tây, đá Tiên Nữ, đá Tốc Tan
Thám Hiểm (An Bang) đảo An Bang[Ghi chú 1] đá/bãi Thuyền Chài
Bình Nguyên - -

Lịch sử hành chính

Đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây.
  • Đầu thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với các đảo chính của quần đảo Trường Sa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định 4702-CP đặt các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ thuộc vào tỉnh Bà Rịa.1
  • Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.2
  • Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.7
  • Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (cũ).8 Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.9
  • Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Dân số

Theo thống kê mới nhất ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số toàn huyện Trường Sa là 195 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 82 người.10

Xem thêm

  • Quần đảo Trường Sa
  • Kalayaan, Palawan
  • Hoàng Sa, Đà Nẵng

Ghi chú

  1. ^ a ă â Cồn cát.
  2. ^ a ă Phần nổi trên vành san hô của rạn vòng lớn hơn.

Tham khảo

  1. ^ Chủ tịch huyện đảo Trường Sa vào bệnh viện chăm vợ con
  2. ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011. 
  3. ^ "Trường Sa ngày nay" - bộ sách ảnh quý giá”. 18 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012. 
  4. ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.  Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại đây.
  5. ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. 25 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012. 
  6. ^ Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 109. 
  7. ^ “A number historical and juridical documents on Vietnam’s sovereignty over the Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes- Part 3”. Cục Thông tin Đối ngoại (Việt Nam). 21 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. 
  8. ^ “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 193/HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai”. Hội đồng Bộ trưởng (Việt Nam). 9 tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012. 
  9. ^ “Nghị quyết của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 1982 về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 28 tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012. 
  10. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009”. Tổng cục Thống kê (Việt Nam). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012. 

(Nguồn: Wikipedia)