Thực thể địa lý tranh chấp Đá Núi Thị | |
---|---|
Quần đảo Trường Sa | |
đá Núi Thị | |
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 10°24′42″B 114°34′12″Đ / 10,41167°B 114,57°ĐTọa độ: 10°24′42″B 114°34′12″Đ / 10,41167°B 114,57°Đ |
Quốc gia quản lý | Việt Nam |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Philippines |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Đá Núi Thị và các thực thể địa lý lân cận (nguồn: NASA). Tài liệu hàng hải quốc tế gọi khu vực rạn san hô vòng dạng hở này là bãi san hô Tizard (Tizard Bank). |
Đá Núi Thị là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lý (11,1 km) về phía đông đông bắc.1
Đá Núi Thị là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đá này như một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
- Tên gọi: đá Núi Thị; tiếng Anh: Petley Reef; tiếng Filipino: Juan Luna; giản thể: 舶兰礁; bính âm: Bólán jiāo, Hán-Việt: Bạc Lan tiêu
- Bản đồ hành chính2 3 đều thể hiện danh từ riêng là Núi Thị còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Núi Thị không phải là một đảo mà là rạn san hô.
- Đặc điểm: hơi tròn và dẹt về hai đầu, nằm theo trục đông bắc-tây nam với chiều dài khoảng 1,5–2 km và chiều rộng khoảng 1-1,3 km. Đá này sâu không đều và dốc dần về hướng đông nam; khi thuỷ triều cao khoảng 1,2 m thì toàn bộ đá chìm dưới nước khoảng 0,6 m; ngay cả khi nhô lên khỏi mặt nước 0,3 m thì ở giữa đá vẫn còn chỗ có nước.1 Tổng diện tích của đá Núi Thị là 1,72 km².4
Hình ảnh
Tham khảo
- ^ a ă Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
- ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2200000). Nhà xuất bản Bản đồ (2008)
- ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, huyện Trường Sa.”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings 1 (6). University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 8. ISBN 978-1897643181.
(Nguồn: Wikipedia)