Đống Đa
Quận
280px
Địa lý
Diện tích 9.96
Dân số  
 Tổng cộng 410.000
 Mật độ 41.165
Dân tộc Chủ yếu là Việt
Hành chính
 Chủ tịch UBND Nguyễn Song Hào
 Chủ tịch HĐND Lê Tiến Nhật
 Trụ sở UBND 279 phố Tôn Đức Thắng phường Hàng Bột
Phân chia hành chính 21 phường
Số điện thoại (84) (04) 38513524
Số fax (84) (04) 38511321
Website dongda.hanoi.gov.vn

Đống Đa là một đơn vị hành chính cấp quận trực thuộc thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Vị trí địa lý

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải phóng và phố Vọng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).

Đặc điểm địa hình

Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.

Diện tích và dân số

Quận Đống Đa rộng 9.96 km², có dân số thường trú là 410 nghìn người (năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội.

Lịch sử

  • Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.
  • Từ những năm 1954-1981 là khu phố Đống Đa.
  • Đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức gọi là quận Đống Đa, gồm 24 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
  • Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thêm 2 phường Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì).1
  • Đầu năm 1996, quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
  • Ngày 22 tháng 11 năm 1996, 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, cũng như một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân, đổi tên phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Từ đó, quận Đống Đa còn lại 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.2

Hành chính

Quận Đống Đa có 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

Các phường phía nam của Đống Đa là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Phương Mai, Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Nam Đồng.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2A hiện đang được gấp rút hoàn thành để chạy thử nghiệm vào đầu tháng 10-2017 và chính thức vận hành vào quý I-2018; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Đường phố

Các địa điểm nổi tiếng

  • Ga Hà Nội
  • Văn Miếu-Quốc Tử Giám
  • Gò Đống Đa
  • Chùa Bộc
  • Sân vận động Hàng Đẫy
  • Chùa Láng
  • Chùa Phúc Khánh
  • Đình Kim Liên
  • Công viên Thống Nhất
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Khách sạn Kim Liên
  • Lotte Mart Mipec Tây Sơn
  • Vincom Nguyễn Chí Thanh
  • Vincom Phạm Ngọc Thạch

Các trường Trung học phổ thông

Các trường Đại học và Học viện

  • Đại học Công Đoàn
  • Đại học Giao thông Vận tải
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Thủy lợi Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
  • Học viện Ngoại giao Việt Nam
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Học viện Hành chính
  • Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam

Di tích

Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội, v.v.

Trên địa bàn quận có gò Đống Đa, nơi được coi là mộ tập thể của các binh sĩ nhà Thanh Trung Quốc. Quận đặt theo tên chiến thắng trận Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Chú thích

  1. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  2. ^ Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)