Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Thị Hải Chuyền (sinh năm 1952, quê quán: huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là một chính khách Việt Nam. Bà nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ngày 3 tháng 8 năm 2011 bà được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là người kế nhiệm cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Chức vụ hiện nay, sau khi rời ngành Lao động và Thương binh bà là đương kim Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 儀天章皇后; 20 tháng 6 năm 1810 - 12 tháng 5 năm 1902), hay Từ Dụ hoàng thái hậu (慈裕皇太后) hoặc Nghi Thiên thái hoàng thái hậu (儀天太皇太后), là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, thân mẫu của Tự Đức. Bà là tổ mẫu trên danh nghĩa của các Hoàng đế Dục Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh và là tằng tổ mẫu trên danh nghĩa của hai vị vua Thành Thái và Khải Định
Nghi Thiên thái hoàng thái hậu nổi tiếng là một người đức hạnh, xuất thân cao quý, biết yêu quý dân chúng và giỏi nuôi dạy con cái. Bà tại vị như một bà hoàng đức cao vọng trọng nhất của triều đình Huế trong vòng 55 năm, từ lúc bà trở thành Hoàng thái hậu dưới thời Tự Đức vào năm 1847, cho đến khi qua đời vào năm 1902 dưới thời Thành Thái.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝) hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt. (xem những cải cách của vua Quang Trung)
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Thị Nghiêu (chữ Hán: 范惠妃; ? - 1441) là vợ thứ của vua Lê Thái Tổ trong lịch sử Việt Nam.
Không rõ Phạm Thị Nghiêu làm vợ Lê Lợi từ thời gian nào và quê quán bà ở đâu. Khi khởi nghĩa Lam Sơn mới nổ ra, bà bị tướng nhà Minh là Mã Kỳ bắt. Theo sách Lam Sơn thực lục, năm 1418 Lê Lợi bị viên phụ đạo tên là Ái phản bội, dẫn quân Minh vào đánh úp nên bị thua trận, gia quyến bị bắt. Tuy nhiên không rõ Phạm Thị Nghiêu có ở trong số những người bị bắt trong trận này hay không.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Thịnh (? - ?) là một thượng thư thời Lê sơ, đỗ tiến sĩ năm 1487 vào thời vua Lê Thánh Tông.