Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Bạch Hổ (chữ Hán: 范白虎; 910 - 972) tên xưng Phạm Phòng Át (范防遏), là võ tướng các triều nhà Ngô, nhà Đinh và là một sứ quân trong loạn 12 sứ quân cuối thời nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người gốc Nam Sách, Hải Dương nhưng được sinh ra và lớn lên ở Đằng Châu, Hưng Yên. Ngày nay, ông được thờ ở nhiều nơi thuộc vùng châu thổ sông Hồng.
Phạm Bạch Hổ từng tham gia trận Bạch Đằng, 938 chống quân Nam Hán. Ngô Quyền mất, ông chiếm giữ đất Đằng Châu và trở thành một tướng trong loạn 12 sứ quân (966 - 968). Sau theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân khác.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Phú Quốc (1935-1965), nguyên là một sĩ quan cao cấp của Quân chủng Không quân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ trường Võ bị Không quân Pháp tại một nước Thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Ông là một trong hai sĩ quan Hoa tiêu Khu trục cơ đánh bom Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào Ngày 27/2/1962 nhằm ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Năm 1965, khi đang là Trung tá Tư lệnh một Không đoàn Chiến thuật. Trong một phi vụ do ông chỉ huy (gồm 18 khu trục cơ) bay ra đánh bom xuống các tỉnh thuộc miền Bắc. Máy bay của ông bị rơi do trúng đạn phòng không của đối phương. Ông tử trận được truy thăng Đại tá.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Phú Thứ (chữ Hán: 范富恕; 1821–1882) , trước tên là Phạm Hào (khi đỗ Tiến sĩ, được vua Thiệu Trị đổi tên là Phú Thứ), tự: Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu: Giá Viên; là một đại thần triều nhà Nguyễn, và là một trong số người có quan điểm canh tân nước Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ 19.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Quang Tiến (chữ Hán: 范光進, 1530-?) Người làng Lương Xá, huyện Thiện Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565) thời Mạc Mậu Hợp. Ông làm quan Đông các Đại học sĩ, được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) và mất trên đường đi. Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tả Thị lang.
Cùng quê với ông còn có Vũ Giới cũng đỗ trạng nguyên của nhà Mạc, nhưng sau ông 12 năm.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Quỳnh (chữ Hán: 范瓊; 17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi (尚之), bút danh: Hoa Đường (華堂), Hồng Nhân.
Ông được xem là người có tư tưởng ủng hộ sự tự trị của Việt Nam, việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến . Tuy nhiên, ông cũng bị nhiều nhà yêu nước đương thời chỉ trích vì thái độ thân Pháp và sự cộng tác đắc lực cho chính quyền thực dân Pháp