Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Văn (范文, ?-349) là tên (phiên âm Hán-Việt) của vị vua mở đầu triều đại thứ hai của Chăm Pa sau triều đại thứ nhất do Khu Liên thành lập
Ông xuất thân là một nô bộc của vua Phạm Dật, vị vua cuối cùng của triều đại thứ nhất. Ông là người có tài nên được vua Phạm Dật tin dùng trong việc xây dựng thành trì, tổ chức lực lượng quân sự khiến cho nước Lâm Ấp cường thịnh. Năm 331 vua Phạm Dật chết không có con nối ngôi, ông đã lên làm vua Lâm Ấp
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Văn Điển (范文典, 1769- 1842), là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông từng xông pha nhiều trận mạc, trải nhiều gian lao, nhưng nổi bật hơn cả là việc ông đã sai người thiêu chết thủ lĩnh Nông Văn Vân.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976. Ông là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là Tô, đây từng là bí danh của ông. Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (Chủ nhiệm là Hồ Học Lãm).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Văn Huấn là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân
Trước năm 2014, là Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Phạm Văn Phú (1928-1975), nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở nam Cao nguyên Trung phần vào thời điểm Quân đội Quốc gia còn là thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường, ông gia nhập vào Binh chủng Nhảy dù, về sau ông chuyển sang Chỉ huy Binh chủng Lực lượng Đặc biệt và Bộ binh cấp Sư đoàn. Sau cùng ông là Tư lệnh một trong 4 Quân đoàn và Vùng chiến thuật của Quân lực Cộng hòa. Ông là một trong năm tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.