Phạm Thịnh
Thông tin chung
Học vấn Tiến sĩ
Chức quan cao nhất Thượng thư
Giới tính Nam
Quốc gia Đại Việt
Triều đại Lê sơ, Mạc

Phạm Thịnh (? - ?)1 là một thượng thư thời Lê sơ, đỗ tiến sĩ năm 14871 2 vào thời vua Lê Thánh Tông.3

Thân thế

Phạm Thịnh là người làng Tam Á,3 huyện Gia Định,2 theo một sách xuất bản năm 2002 bởi Nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì nay là thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, Việt Nam.4 Không rõ năm sinh và năm mất của ông.1

Sự nghiệp

Ông đậu đồng tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức năm 1487.5 Phạm Thịnh đã đi sứ hai lần và làm quan đến chức thượng thư.2 3 Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không chịu theo Mạc.2

Gia đình

Ông là cha của Phạm Điển, sinh năm 1531.4

Nhận định

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa" thuộc Nhân vật chí và cho rằng ông "được khen là tiết nghĩa".2

Tham khảo

  1. ^ a ă â Phạm Đình Nhân & Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam 1999, tr. 382
  2. ^ a ă â b c Phan Huy Chú 2014, tr. 411
  3. ^ a ă â “Tam Á xây dựng đời sống văn hóa”. baobacninh.com.vn. Ngày 14 tháng 3 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017. 
  4. ^ a ă Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. 785, 822
  5. ^ Trần Hồng Đức 1999, tr. 218.

Thư mục

  1. Phạm Đình Nhân; Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (1999), Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  2. Trần Hồng Đức (1999), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, biên tập, Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  3. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  4. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng, biên tập, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2 

Đọc thêm

  • Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) (1999). Địa chí tỉnh Lạng Sơn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 
  • Đỗ Đức Hùng; Viện Sử học (Việt Nam) (2001). Việt Nam - những sự kiện lịch sử từ khởi thủy đến 1858. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 249, 252. 
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) (2002). Địa chí Thanh Hóa, tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 667. 
  • Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Hà Nội, Việt Nam) (2006). Bảo tàng lịch sử Việt Nam: thông báo khoa học. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 66. 

(Nguồn: Wikipedia)