Ninh Giang
Huyện
Địa lý
Dân số  
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Tỉnh Hải Dương

Ninh Giang là một huyện của tỉnh Hải Dương.

Thị trấn Ninh Giang xưa

Vị trí địa lý

Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 20o 43’vĩ Bắc,106o 24’ kinh Đông; phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) qua sông Luộc, phía Bắc giáp xã Đồng Tâm, Tây Giáp xã Hiệp Lực, phía Tây Nam giáp xã An Khê, phía Đông Giáp xã Hà Kỳ. Theo đường bộ Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29 km, Hà Nội 87 km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A, 37B, 217

- Đi Hải Dương - Vĩnh Bảo bằng đường 37A
- Đi Quý Cao- Hải Phòng bằng đường 37B
- Đi Quỳnh Phụ Thái Bình bằng đường 217
- Đi Hưng Yên bằng tuyến sông Luộc

Ninh Giang cách biển 25 km(đường chim bay) Thời tiết khí hậu như Hải Phòng và Thái Bình

Hành chính

Huyện có thị trấn Ninh Giang và 27 xã: An Đức, Đồng Tâm, Đông Xuyên, Hiệp Lực, Hoàng Hanh, Hồng Dụ, Hồng Đức, Hồng Phong, Hồng Phúc, Hồng Thái, Hưng Long, Hưng Thái, Kiến Quốc, Nghĩa An, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Thành, Quang Hưng, Quyết Thắng, Tân Hương, Tân Phong, Tân Quang, Ứng Hòe, Văn Giang, Văn Hội, Vạn Phúc, Vĩnh Hòa.

Dân số

Thời Pháp thuộc dân số phủ lỵ Ninh Giang có khoảng 7000 người, gốc gác từ nhiều vùng: Hài Phòng, Bắc Thái,Thái Bình,Hà Nội xong gốc Hà Nam là chủ yếu. Người Hoa cũng đến lập nghiệp ở đây có khoảng 100 hộ Hoa Kiều. Người Hoa thường lập thành hang bang riêng của họ. Năm 1996 dân số thị trấn là 8071 người, dân số huyện Ninh Giang là 146.780 người, có diện tích 135,4 km².

Lịch sử hành chính

Phủ Ninh Giang

Tên gọi Ninh Giang có chính thức từ năm 1822.

Cuối triều Trần gọi là Hạ Hồng. Sang triều Lê, đời Quan Thuận(1460-1669) đặt là phủ Hạ Hồng và quản 4 Huyện: Huyện Trường Tân (tức Gia Lộc), huyện Tứ Kỳ, huyện Thanh Miện và huyện Vĩnh Lại (tức huyện Ninh Giang và huyện Vĩnh Bảo ngày nay). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2(1741) đổi thành đạo Hạ Hồng. Dưới triều Nguyễn năm Gia Long thứ nhất(1802) gọi là phủ Hạ Hồng.

Vào năm Minh Mạng thứ 3(1822) đổi thành phủ Ninh Giang.Lúc ấy, Ninh Giang quản 4 huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện & Vĩnh Lại. Năm Tự Đức thứ 4 Phủ Ninh Giang quản 4 huyện:Vĩnh Lại, Vĩnh Bảo, Gia Lộc và Tứ Kỳ.

Huyện Ninh Giang

Từ triều Trần về trước gọi là huyện Đồng Lợi, đến Lê Lợi đổi thành Đồng Lại. Vào đời Quang Thuận(1460-1469) đổi thành huyện Vĩnh Lại. Năm Minh Mạng thứ 19(1838) cắt 5 Tổng của Huyện Tứ Kỳ, 3 Tổng của huyện Vĩnh Lại thành lập ra huyện Vĩnh Bảo còn lại 8 Tổng với 88 xã thôn trang trại. Tên Vĩnh Lại duy trì đến năm 1919.

Năm Thành Thái thứ 9(1897) Pháp đặt sở đại lý ở Ninh Giang. Năm 1919 Pháp bỏ cấp Phủ- cấp hành chính trung gian-phủ chỉ là tên gọi cho những huyện lớn và quan trọng, không quản các huyện nữa vì vậy sau năm 1919 tên gọi Ninh Giang thay cho tên gọi Vĩnh Lại. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, vào năm 1951, Ninh Giang là cấp quận và thuộc tỉnh Vĩnh Ninh. Tỉnh Vĩnh Ninh gồm các quận: Ninh Giang, Hà An, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và Phụ Dực. Hòa bình lập lại năm 1954 Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương và năm 1968 thuộc Hải Hưng. Ngày 1/4/1979 Ninh Giang và Thanh Miện nhập lại thành huyện Ninh Thanh. Tháng 3/1996 Ninh Thanh lại tách trở lại theo ranh giới 2 huyện cũ.

Ninh Giang

Lỵ sở Ninh Giang

Lỵ sở Ninh Giang trước đóng ở Gia Lộc (có thuyết nói rằng xã Kinh Kiều), năm Gia Long thứ 7(1808) ròi về xã Quý Cao (huyện Tứ Kỳ), đến năm Gia Long thứ 10(1811) phủ lỵ rời về xã Phù Cựu (thuộc Huyện Vĩnh Lại), đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) thì rời về Tổng Bất Bế (tức Ninh Giang ngày nay).

Phủ Ninh Giang ngày xưa có thành đất bao quanh. Thành dài 171 trượng(684m) cao 6 thước 2 tấc. 4 mặt thành có hào, 3 cửa ra xã Tranh Xuyên. Hòa bình lập lại năm 1954 Ninh Giang được phân cấp là thị xã. 9/1959 điều chỉnh lại là thị trấn.

Lịch sử

Vùng đất Ninh Giang xưa trong một số bộ sử và tiểu thuyết đã nhắc tới. Mỗi thời kỳ với những tên gọi khác nhau, được nhắc tới nhiều nhất là Hồng Châu, Hạ Hồng, Vĩnh Lại.

Kết quả khảo sát và khảo cổ học năm 1982 ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) giáp với Ninh Giang qua sông Luộc, phát hiện thấy phế tích mộ đời Hán. Công trình trên kết luận: vùng đất Quỳnh Phụ ít ra trước kia cũng có dân cư trước Công nguyên, cư dân từ trung du (Vĩnh Phú,Tuyên Quang) hoặc Biển(Thanh Hóa –Nghệ An) đến lập nghiệp ở đây. Ninh Giang xa biển hơn Quỳnh Phụ, đất bồi tụ trước quỳnh Phụ vì vậy mà sẽ có dân cư trước Quỳnh Phụ. Như vậy muộn nhất cư dân Ninh Giang cũng phái có trước Công nguyên (tức hơn 2000 năm).

-Năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nhà Hán cử Mã viện sang đàn áp. Tại cùng Hạ Hồng dã chứng kiến cuộc giao tranh giữa 2 bên. Phá vây ở Hạ Hồng Hai Bà chạy về Thạch Bàn. Đô Lượng 1 tướng giỏi của Hai Bà Trưng có cứ quân đóng ở Hiệp Lực (Ngã ba sông Hóa).

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đất nước lại trải qua 1000 năm Bắc thuộc. -Vào thế kỷ thứ X, tương truyền rằng có một người ở làng Cúc Bồ(nay là xã Kiến Quốc) là Khúc Thừa Dụ đã chiêu binh mã nổi dậy chống quân đô hộ phương Bắc. Trong lịch Triều hiến chương loại chí có ghi:

-"Cuối đời Đường thổ hào là Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu chiếm lấy cứ thành tự xưng là Tiết Độ Sứ.. rồi đến cháu là Khúc Thừa Mỹ nối chức, yêu cầu nhà Lương cho làm Tiết Độ Sứ. Khi ấy nhà Nam Hải chiếm đất Phiên Ngung, đem quân đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi đặt Thứ Sử. viên tướng của Khúc là Dương Đình Nghệ nổi lên đánh châu thành, tự xưng là Tiết Độ Sứ, sau bị nha tướng là Kiều Công Tiến giết chết. Khi ấy có một biệt tướng của Diên Nghệ giết Tiến, đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, tự xưng là vua đóng đô ở Loa thành(Cổ Loa ngày nay)

-Vào thế kỷ thứ XV sau cuộc bảo vệ đất nước của nhà Hồ thất bại nước ta bị ách thống trị của Nhà Minh -Trong thời kỳ này sử còn ghi lại một sự kiện:Vào mùa xuân năm 1418 Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa thì 1419 tại châu Hạ Hồng, Trịnh Công Chứng và Lê Hành dấy quân đánh Tống binh Lý Bân của nhà Minh ở vùng Bắc

Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập nên một vương triều phong kiến cực thịnh ở Việt Nam. Ở thời điểm đó Ninh Giang chứng kiến sự kiện lạ, sử cũ ghi: "Mùa hạ, tháng 4 năm 1443, có rồng hiện ở bến đò Hóa(huyện Vĩnh Lại)"

-Đầu thế kỳ thứ XVI nhà Lê bước vào thời suy vong Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, trong nước diễn ra nhiều cuộc chiến một bên là Chúa Trịnh(dưới danh nghĩa Phù Lê) và một bên là Mạc. Đây là thờ kỳ nội chiến kéo dài, chiến tranh xảy ra liên miên. Ninh Giang nằm trong vùng chiến ác liệt. Tháng 2/1959 sau khi thu phục xứ Hải Dương Trịnh Tùng sai quân đến xã Thanh Giang(huyện Vĩnh Lại) đóng quân vài hôm rồi về kinh.

-Năm 1594 phủ Hạ Hồng có nhiều quân cát cứ chống Trịnh Tùng. Tháng 7 năm ấy Mạc Kính Chương chiếm huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ, còn huyện Vĩnh Lại có Lai Quận Công. Những năm ấy xứ Hải Dương mất mùa to, chết đói 1/3.

-Năm 1595 Trịnh Tùng cử Trịnh Văn chương về trấn giữ huyện Vĩnh Lại. Năm 1598 Nguyễn Hoàng lại được cử về xứ Hải Dương dẹp quân chống đối. Thời Lê Trung Hưng vào năm 1740 có nhiều cuộc nôit dậy chống nhà Chúa: Thái Bình có Công Chất, Nam Hà có Tú Cao, Vĩnh Phú có Nguyễn Danh Phương và Hải Dương có Hữu Cầu(Quận He), Ninh Giang là một trong những địa bàn hoạt động của Quận He. Tại đất Tranh Xuyên có những trân j giao tranh quyết liệt giữa quân nổi dậy và quân Triều đình. Một lần quân Triều đình bị vây ở đất Tứ Kỳ, danh tướng Triều đình là Hoàng Ngũ Phúc phải đến giải vây, Khi qua vùng Ninh Giang bị quân nổi dậy chặn đánh gây nhiều thiệt hại. Triều đình phải cử quân của Phạm Đình Trọng về đánh quân của Nguyễn Hữu Cầu ở ngã ba sông Tranh. Lần ấy quân Nguyễn Hữu Cầu thua chạy.

-Vào đời Gia Long 1808 vùng Hải Dương có quân Tàu Ô làm loạn. Nhân dân huyện Vĩnh Lại và một số huyện trong vùng cùng quân Triều Đình chiến đấy anh dũng, bắt được nhiều giặc, được Vua ban thưởng.

Vào đời Tự Đức(1858), Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của Pháp vào nước ta. Tại Hải dương nhiều huyện như Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Gia Lộc, thành Hải Dương bị giặc chiếm đóng, triều đình phải huy động quân từ nhiều tỉnh, kể cả Thanh Hóa và Nghệ An, có lúc số quân huy động lên tới 15000 quân cùng nhiều thuyền tàu và đại bác dẹp giặc.

-Năm 1979, huyện được sáp nhập với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Nhưng đến đầu năm 1996, huyện Ninh Thanh lại được tách ra thành 2 huyện như cũ.

Di tích lịch sử, văn hóa

Không nổi tiếng về du lịch nhưng Ninh Giang cũng có một vài Đền_Chùa mang đậm dấu ấn lịch sử như: Đền quan tuần Tranh (hay còn gọi là đền Tranh) là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng ở Ninh Giang, Chùa Chông, Đình Làng Xuyên Hử,... Đình Làng Xuyên Hử là nơi thờ Vị Thành Hoàng của Làng, trong kháng chiến chống Pháp người dân địa phương đã che giấu cán bộ cách mạng tại đây... người dân còn tháo dỡ Đình Làng lấy vật liệu làm cầu Đồng Bình phục vụ kháng chiến. Tháng 3 năm 2006 được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đình làng Xuyên Hử đã được tái tạo lại.

Địa phận xã Tân Phong thuộc huyện Ninh Giang trước đây có rất nhiều các di tích đình, chùa, miếu mạo. Đặc biệt đình Chuông với những cây cột gỗ lim hai người ôm và những phiến đá xanh lát hè nặng hàng chục tấn, Chùa Chuông với rất nhiều tượng phật... Hiện nay đình chùa đã bị phá hết (trong cải cách văn hoá), thời gian gần đây, người dân đã phục dựng lại chùa Chuông ở một vị trí khác nhưng các tượng thì đã không còn (đã bị thiêu hủy trong cải cách văn hoá). Năm 2005 chính quyền địa phương đã tổ chức khai quật tại nơi chôn những pho tượng phật của chùa Chuông cũ và thu giữ được rất nhiều di vật cổ gồm vài chục ngôi tương gỗ không còn nguyên vẹn nhưng những đường nét điêu khắc trên tượng của người xưa được xem là rất tinh tế và đẹp thì vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hiện số tượng phật này vẫn được cất giữ tại chùa Chuông mới.

Đình (Đền)La Khê thuộc Xã Ninh Thành Huyện Ninh Giang Tỉnh Hải Dương. khi xưa gọi là Làng Vào thuộc xã La Khê (社 欏 溪) Tổng Đông Bối (總 東 貝) phủ Ninh Giang (府 寧 江) tỉnh Hải Dương (省 海 陽)
Tương truyền Đình (Đền) La Khê được nhân dân xây dựng từ rất sớm ở khu đất cao ở giữa làng, thờ Tượng Vị Tướng Quân HỒ ĐẠI LIỆU. Đình (Đền) đã được tu sửa nhiều lần. Đến năm Duy Tân thứ 8 (1914) ngôi Đình(Đền) được trùng tu và mở rộng.Kiến trúc kiểu chữ đinh (丁) Gồm 5 gian Tiền tế và 3 gian Hậu cung. Đình(Đền) còn giữ nguyên các hoa văn,phù điêu mang nét văn hoá thời Nguyễn và các hiện vật như: Ngai thờ,Mũ đồng,Khám chỉ,Bát biểu,Xà mâu v.v.và 3 pho tượng: Tượng Vị Tướng Quân HỒ ĐẠI LIỆU Phò Bà Trưng,Giữ chức: Điện Tiền đô chỉ huy Sứ Tướng Quân Tượng Mẫu Hậu Huệ Nương (Mẹ của Tướng Quân Hồ Đại Liệu). thờ Tượng Ngài Hà Quý Công -tự Bút Hoa Đỗ Thám hoa đời Trần. Đình (Đền) La Khê suy tôn Vị Tướng Quân HỒ ĐẠI LIỆU Là Thành hoàng làng Có nhiều sắc phong Qua¸các Triều Đại Hiện Được Lưu giũ tại Sở văn Hoá Tỉnh Hải Dương và Viện thông tin khoa học xã hội i: (TT – TS FQ 4018 I X,44 F2)
.Không những vậy Đình (Đền) La Khếtrong 9 năm kháng chiến chống Pháp Đình(Đền) cũng là nơi sơ tán của Trường Đại học Bắc Sơn được đón Đ/c Tôn Đức Thắng về thăm và nói chuyện và cũng là trụ sở hội họp của Mặt trận cứu Quốc Huỵện Ninh Giang Năm 1949 Đình(Đền) La Khê là Bệnh viện dã chiến của Quân khu Tả Ngạn Thế rồi Năm 1952 Giặc Pháp càn quét đốt phá phần Hậu cung hỏng hoàn toàn.Tượng,đồ thờ đã được nhân dân cất giữ năm gian tiền tế không được trùng tu đã mai một xuống cấp theo thời gian. Đến tháng 10 – 1997 đã được tu tạo lại khang trang.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ tại Thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương, khánh thành đền thờ ngày 11-9 -2009 Đền thờ thờ 3 pho tượng: Khúc Thừa Dụ- Khúc Thừa Hạo -Khúc Thừa Mỹ

Công trình có tổng diện tích hơn 57.000m2, gồm 5 hạng mục chính, được khởi công xây dựng năm 2005, với tổng vốn đầu tư 38.3 tỷ đồng. ba loại vật liệu quý để làm đền thờ là đá xanh, gỗ lim và đồng.

Đền thờ Anh hùng Dân tộc Khúc Thừa Dụ nằm giáp đê sông Luộc, mặt đền quay theo hướng Nam. Từ ngoài vào trong đền qua chiếc cầu đá, đến sân hội, với hai bức phù điêu ghép bằng các tảng đá lớn. Các họa tiết được chạm khắc công phu, mô tả quang cảnh nhân dân tụ nghĩa theo Tiên Chúa Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ và cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp.

Chú thích

1.^ Đất Chu Diên sau này đổi là Hồng Châu, nay là Ninh Giang, Hải Dương

Tham khảo

  • Trần Vĩnh - Chủ tịch Ninh Giang giai đoạn 1945-1950.
  • Hoa tàu bay - tiểu thuyết hiện thực, kể về một thời lịch sử của Ninh Giang, giai đoạn kháng chiến chống Pháp của Phùng Viễn.
  • Sách Ninh Giang quê hương. Nhà xuất bản Thanh Niên, 1996.


(Nguồn: Wikipedia)