Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Nguyên Cát (chữ Hán: 李元吉, 604 – 2 tháng 7 năm 626), biểu tự Tam Hồ (三胡), là một thân vương của triều đại nhà Đường. Ông là con của hoàng đế khai quốc Đường Cao Tổ Lý Uyên, và về phe của Thái tử Lý Kiến Thành trong cuộc tranh chấp quyền lực với Tần vương Lý Thế Dân.
Năm 626, Lý Thế Dân gây ra Sự biến Huyền Vũ môn, sát hại Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Nhiệm (chữ Hán: 李任, ? – 1427), hay Lý Nhậm, Lý Nhâm, người huyện Vĩnh Khang , tướng lĩnh nhà Minh, tự sát khi nghĩa quân Lam Sơn đánh hạ thành Xương Giang tại Việt Nam.
Lý Nhiệm ban đầu làm Yên Sơn vệ chỉ huy thiêm sự, theo Minh Thành Tổ nổi binh cướp ngôi, nhờ đó dần làm đến Đô chỉ huy đồng tri.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Nhân Nghĩa (chữ Hán: 李仁義; ?-?) là một đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông có công phò tá Thái tử Lý Phật Mã (Lý Thái Tông) lên ngôi, trấn áp loạn ba vương.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Nhân Tông (chữ Hán: 李仁宗; 22 tháng 2 năm 1066 – 15 tháng 1 năm 1128) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1072 đến năm 1128, tổng cộng 55 năm. Ông được xem là vị vua có thời gian ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Là con trai trưởng của Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông lên kế ngôi khi mới 7 tuổi. Với sự phụ chính của thái hậu Ỷ Lan, thái sư Lý Đạo Thành và thái úy Lý Thường Kiệt, nhà vua đã củng cố được sự vững mạnh của Đại Việt. Ông khuyến khích nền giáo dục-khoa cử Nho học thông qua các biện pháp như mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam (1072) và xây dựng trường Quốc tử giám (1076). Ngoài ra, Lý Nhân Tông còn cải cách quan chế, khởi xướng việc đắp đê ngăn lũ, và mở rộng luật cấm giết trâu để phát triển nông nghiệp.