Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Thánh Tông (chữ Hán: 李聖宗; 30 tháng 3 năm 1023 – 1 tháng 2 năm 1072), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi qua đời. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời khuyến khích sự phát triển của Phật giáo và Nho giáo. Ông còn nâng cao sức mạnh quân sự-chính trị của Đại Việt, và mở rộng lãnh thổ về ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần thuộc Quảng Bình và Quảng Trị, Bắc Trung Bộ Việt Nam) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt-Chiêm (1069).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗, 23 tháng 1, 599 – 10 tháng 7, 649), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán (貞觀).
Năm 617, Lý Thế Dân khuyên cha là Lý Uyên nên khởi binh phản nhà Tuỳ, lại có công đánh dẹp các lộ anh hùng thiên hạ, đem lại cơ nghiệp nhà Đường nên thường được xem như một Khai quốc Hoàng đế đồng sáng lập nhà Đường với Đường Cao Tổ. Ông là một vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường. Việc lên ngôi của ông rất nổi tiếng qua Sự biến Huyền Vũ môn, ông đã khiến hai người anh em của mình là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát bị giết chết tại Huyền Vũ môn, thành Trường An. Đường Cao Tổ lập Thế Dân làm Hoàng thái tử, hai tháng sau thì nhường ngôi cho con còn mình thì làm Thái thượng hoàng.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Thiên Bảo (chữ Hán:李天寶; 499?-555) vua nước Dã Năng (tồn tại phía tây với nhà Tiền Lý) trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia cuộc chiến chống quân Lương giữ nước Vạn Xuân và cát cứ ở Dã Năng thời Triệu Việt Vương.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Anh Tông (chữ Hán: 李英宗, 1136 - 14 tháng 8, 1175), là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1138 tới năm 1175, tổng cộng 37 năm.
Lên ngôi khi 3 tuổi, còn quá nhỏ, nhưng trong thời gian trị vì của mình Anh Tông luôn thể hiện mình là người có năng lực. Lúc mới lên ngôi còn thơ ấu, vì quá nhỏ mà mẹ là Lê Thái hậu giữ quyền nhiếp chính, nhưng cũng vì Thái hậu là phụ nữ nên lại phải dựa vào Đỗ Anh Vũ để giành quyền uy, do đó có chuyện tư thông.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Thọ (giản thể: 李寿; phồn thể: 李壽; bính âm: Lǐ Shòu) (300–343), tên tự Vũ Khảo (武考), gọi theo thụy hiệu là (Thành) Hán Chiêu Văn Đế ((成)漢昭文帝), là một Hoàng đế Thành Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là anh em họ của người sáng lập nên Thành Hán là Lý Hùng, ông lật đổ con trai của Lý Hùng là Lý Kỳ năm 338. Lý Thọ sau đó muốn đoạn tuyệt với chế độ mà Lý Hùng gây dựng nên đã đổi quốc hiệu từ Thành sang Hán, và còn đi xa hơn nữa khi lập một tông miếu khác. Tuy nhiên, các sử gia không coi chế độ của ông là một nước riêng và gọi chế độ từ khi Lý Hùng sáng lập nên cho đến thời con trai của Lý Thọ là Lý Thế là một nhà nước duy nhất với tên gọi Thành Hán. Lý Thọ ban đầu được biết đến với lòng khoan dung và tiết kiệm, giống như Lý Hùng, song sau đó ông chuyển sang noi theo cách cai trị của Hoàng đế Hậu Triệu là Thạch Hổ khi cai trị một cách khắc nghiệt và ngông cuồng, gây cho người dân gánh nặng rất lớn và làm tổn hại đến Thành Hán.