- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 -1902): Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.
(Nguồn: Bài 1 trang 73 sgk Lịch sử 8:)