Huyện Tân Thành
Huyện
Thị trấn Phú Mỹ, Tân Thành.JPG
Phú Mỹ
Địa lý
Tọa độ: 10°34′50″B 107°05′6″Đ / 10,58056°B 107,085°ĐTọa độ: 10°34′50″B 107°05′6″Đ / 10,58056°B 107,085°Đ
Diện tích 306,19km²
Dân số (2009)  
 Tổng cộng 128.205người1
 Mật độ 419 người/km²
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Huyện lỵ thị trấn Phú Mỹ
Thành lập 1994
 Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Danh
Phân chia hành chính 1 thị trấn, 9 xã
Mã hành chính 7542
Website http://tanthanh.baria-vungtau.gov.vn

Tân Thành là một huyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, giáp thành phố Bà Rịa và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập năm 1994. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn Phú Mỹ.

Hành chính

Huyện Tân Thành được chia thành 1 thị trấn và 9 xã:

  1. Thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ)
  2. Xã Hắc Dịch
  3. Xã Mỹ Xuân
  4. Xã Phước Hoà
  5. Xã Tân Phước
  6. Xã Châu Pha
  7. Xã Sông Xoài
  8. Xã Tân Hải
  9. Xã Tân Hoà
  10. Xã Tóc Tiên

Ngày 16/5/2017, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức kỳ họp bất thường thông qua đề án thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở huyện Tân Thành.

Địa Lý

Vị trí địa lý

  • Đông giáp huyện Châu Đức.
  • Tây giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và vịnh Gành Rái.
  • Nam giáp thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa.
  • Bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Diện tích, Dân số

  • Diện tích tự nhiên là: 306,19 km2
  • Dân số là: 107.000 người (năm 2009).

Lịch sử

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịaquần đảo Hoàng Sa. Vùng đất Tân Thành ngày nay tương ứng với tổng An Phú Tân, quận Châu Thành, tỉnh Phước Tuy.

Từ tháng 2 năm 1976, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh ba tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, các quận chuyển thành huyện. Quận Châu Thành do đó trở thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức và Tân Thành, khi đó gồm có 6 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa. Cũng trong năm này, chuyển xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ; thành lập xã Sông Xoài trên cơ sở diện tích tự nhiên: 2.620 héc ta, nhân khẩu 7.361 của xã Hắc Dịch, bao gồm các ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài 2, ấp 3; thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên, có diện tích tự nhiên 3.447 héc ta, nhân khẩu 2.253.3 Khi mới thành lập, huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Mỹ và 7 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tóc Tiên.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia xã Hội Bài thành 2 xã: Tân Hải và Tân Hòa, chia xã Phước Hòa thành 2 xã: Phước Hòa và Tân Phước4 , như vậy, huyện Tân Thành có 1 thị trấn và 9 xã như ngày nay.

Năm 2013, thị trấn Phú Mỹ đạt chuẩn đô thị loại IV.

Theo quy hoạch chung đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Tân Thành sẽ được nâng lên thành thị xã Phú Mỹ, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Kinh tế

Tân Thành là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2-1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Tại huyện này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại thị trấn huyện lỵ Phú Mỹ. Khu công nghiệp khí-điện-đạm Phú Mĩ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mĩ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Rất nhiều cảng lớn đã được xây dựng bên dòng sông Thị Vải.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Thành đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella 2, khu đô thị Cinderella 3, khu đô thị Thương mại Petro Town, khu đô thị Phú Mỹ Town, khu đô thị Phú Mỹ Center Point...

Giao thông

  • Theo quy hoạch, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. Thị xã Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 30 km đường bộ.
  • Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa-Phú Mỹ dài 38 km, Phú Mỹ-đường ven biển Vũng Tàu dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu-QL51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ-QL51 (vào cảng Cái Mép-Thị Vải) dài 8,8 km.
  • Trong tương lai sẽ có thêm tuyến đường sắt Biên Hòa - Phú Mỹ - Vũng Tàu.

Chú thích

  1. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  2. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. 
  3. ^ Nghị định 45/CP ngày 2/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ
  4. ^ Nghị định 152/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ

Bản mẫu:Xã, phường, thị trấn Bà Rịa-Vũng Tàu

(Nguồn: Wikipedia)