Phù Cừ
Huyện
Địa lý
Diện tích 93.8 km2
Dân số (2010)  
 Tổng cộng 100.000
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Tỉnh Hưng Yên
Thành lập
Loại 4
Phân chia hành chính 13 xã, 1 thị trấn
Mã điện thoại 321
Biển số xe 89

Phù Cừ là huyện đông nam của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý -Giao thông

Huyện Phù Cừ là huyện cực đông của tỉnh Hưng Yên, nằm trong đồng bằng Bắc Bộ. Phía tây giáp huyện Tiên Lữ, phía tây bắc giáp huyện Ân Thi, đều thuộc tỉnh Hưng Yên. Phía đông bắc và phía đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, ranh giới chủ yếu là sông Cửu An, chi lưu của sông Luộc. Góc phía đông nam giáp huyện Quỳnh Phụ, còn phía nam giáp huyện Hưng Hà, đều của tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Nghĩa Lý, một chi lưu khác của sông Luộc, chảy qua. Diện tích tự nhiên của huyện Phù Cừ là 93,8 km².

Giao thông

-Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ(QL 38B-QL38B mới) kết hợp với các Tỉnh Lộ tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh.

  • Quốc lộ 38B chạy từ Ninh Bình, qua Hà Nam, thành phố Hưng Yên, đến thị trấn Trần Cao, sang Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
  • TL 386 chạy dọc huyện qua tỉnh Thái Bình là huyết mạch giao thông nối Thái Bình và Ân Thi đi Hà Nội. Dự kiến sau khi hoàn tất việc xây dựng cầu La Tiến(nối Hung yên- thái bình thì sẽ nâng cấp tỉnh lộ 386 thành quốc lộ (Lộ trình bx La Tiến- Nhật Quang Trần Cao-Minh Tân- Đa Lộc- Tt Ân Thi)
  • QL 38B mới Điểm đầu Chu Mạnh Trinh Tp Hưng Yên- Điểm cuối Cầu Dao- Nhật Quang-. Nối QL37 Hải Dương đi QL38B,Ql 39A, cầu Yên Lệnh tp Hưng Yên.
  • Dự án cầu La Tiến nối Hưng Yên và Thái Bình hiện đang được kêu gọi đầu tư với quy mô khoảng 900 tỷ đồng vốn xây cầu làn 12 m tổng chiều dài cầu 650 m.
  • Bến xe La Tiến nâng cấp thành bx cấp Tỉnh.
  • Hệ thống huyện lộ và đường liên xã kết nối hoàn chỉnh và đang đầu tư nâng cấp.

Dân số

Theo thống kê năm 2015 huyện có 105.000 người.

Hành chính

Huyện gồm 13 xã và 1 thị trấn:

  • Huyện lị: thị trấn Trần Cao (thành lập ngày 22-9-2000 trên cơ sở xã Trần Cao cũ).
  • 13 xã: Đình Cao, Đoàn Đào, Minh Hoàng, Minh Tân, Minh Tiến, Nguyên Hòa, Nhật Quang, Phan Sào Nam, Quang Hưng, Tam Đa, Tiên Tiến,Tống Phan, Tống Trân.

Di tích lịch sử

Đền thờ Tống Trân tại xã Tống Trân. Tống Trân là "Lưỡng quốc trạng nguyên" của Việt Nam Đền Thờ [Cúc Hoa] tại xã Minh Tiến. Cúc Hoa là Phù oanh công chúa hay Công Chúa phù oanh được vua phong tặng. Vợ của Tống Trân

  • Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý, có phong cảnh và giá trị kiến trúc cao, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, hàng năm mở hội từ ngày 20 đến 25 tháng 7 âm lịch. Bà là một người đức hạnh vẹn toàn đáng lưu vào sử sách.
  • Chùa Nai toạ lac tai thôn Nại khê xã Tiên Tiến là một ngôi chùa mới được tu bổ lại trong thời gian 10 năm trở lại đây. Có nhiều tiềm năng phát triên về nhiều mặt, được đông đảo Phât tử trong ngoài tỉnh quan tâm. Pho tượng Phật ADIĐÀ bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, cao 5,2m,nặng 12,5Tấn do phật tử quyên góp là một tác phẩm Nghệ thuật có giá trị trong tỉnh Hưng Yên.
  • Đền Thờ [Cúc Hoa] tại xã Minh Tiến. Cúc Hoa là Phù oanh công chúa hay Công Chúa phù oanh được vua phong tặng.

Lịch sử

Huyện Phù Cừ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Phù Cừ và Tiên Lữ).

Kinh Tế

Năm 2016,Giá trị sx nông nghiệp toàn huyện đạt 932 tỷ, giá trị sx Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 855,5 tỷ tập trung chủ yếu tại các xã,thị trấn Trần cao. Năm 2016 thu ngân sách huyện đạt 104,78 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 39triệu vnd/ người/ năm, xếp trên Ân thi,34 tr/người và Tiên lữ 28tr/ người dự kiến 2017 thu nhân sách 258,6tỷ, thu nhập đầu người đạt 44 triệu/người, Thu nhập trên 1 ha đất canh tác là 100 tr/ năm(2016) và 120 tr(2017)

  • Trong tổng số 14 xã và thị trấn toàn huyện thì tiềm lực kinh tế mạnh nhất phải kể đến đó là tt Trần cao, các xã còn lại có nền kinh tế khác nhau, top trên là Minh Tân, Đình Cao, Đoàn Đào, Tống Phan, Tam đa, Quang Hưng, các xã còn lại tương đồng nhau.
  • Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, về mặt công nghiệp có một số dự án quan trọng là Công ty may Phố cao, KCN làng nghề Đình cao và một số nhà máy tại xã Đoàn đào, các xã còn lại không có nhà máy
  • Kinh tế trang trại(các xã Nhật Quang -Tam đa..
  • kinh tế làng nghề thủ công không có gì nổi bật
  • Tương lai KCN Quán Đỏ(giáp gianh hai huyện Phù Cừ-Tiên Lữ) sẽ tạo sức bật và ự đột phá cho kinh tế huyện thuần nông và trở thành huyện công nghiệp.
  • Huyện có tài nguyên Than nâu với trữ lượng khá lớn
  • Huyện có Cây ăn quả đặc sản nhãn, vải chủ yếu ở xã Minh Tiến và Tam Đa có giá trị kinh tế cao, là thị trường phát triển kinh tế và xuất khẩu tiềm năng

Xây dựng nông thôn mới

-Hiện nay,cho đến tháng 11/2017, toàn huyện đã có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Quang hưng,Đình cao,Đoàn đào Minh tân,Tống Trân - Một xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí là Phan Sào Nam,cùng với Tống Phan, Minh Hòang và Nhật Quang đăng ký để được công nhận trong năm 2017. - Còn lại các xã Nguyên Hòa Tiên Tiến, , Tam Đa,Minh Tiến sẽ được công nhận từ nay đến 2019. -Hiện nay không còn xã nào dưới 13/19 tiêu chí, các xã chưa được công nhận đang tích cực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông,đường ra đồng, chợ, khu vui chơi giải trí

Nguồn nhân lực

  • Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương,trình độ học vấn của huyện xếp vào loại cao của nước ta, hàng năm có hàng trăm em thi đỗ vào các trường DH-CD trong cả nước.
  • Dân số toàn huyện vào khoảng 100.000 người trong đó dân trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% với trình độ lao động qua đào tạo còn thấp
  • Huyện có 3 trường thpt và một trung tâm GDTX hàng chục trường Trung học cơ sở và đã hoàn thành phổ cập thpt

Tham khảo

(Nguồn: Wikipedia)