- Banner được lưu thành công.
- Tác Phẩm
Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt đẹp.
- Banner được lưu thành công.
- Tác Phẩm
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945.[1][2] Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
- Banner được lưu thành công.
- Tác Phẩm
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch tướng sĩ, là bài hịch viết bằng văn ngôn của Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.
- Banner được lưu thành công.
- Tác Phẩm
Phò giá về kinh (còn được biết đến với các tên như tụng giá hoàn kinh sư, tụng giá hoàn kinh sứ) là một bài thơ do Trần Quang Khải (1241-1294) viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ nói về cảm xúc một vị tướng trên đường theo xa giá vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở về kinh đô khải hoàn.đồng thời ca ngợi đội quân nhà Trần trong việc bảo vệ non sông đất nước. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim[1], một của Ngô Tất Tố[2].
- Banner được lưu thành công.
- Tác Phẩm
Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu đời Trần soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa (có lẽ đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh), nhưng Ngô Sĩ Liên thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật.
Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.