- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa liên quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa-Quân đội Hoa Kỳ và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Trận đánh là một phần trong Chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965) do Bộ Tư lệnh Quân đoàn II thực hiện để đáp trả lại Chiến dịch Plâyme của Bộ Tư lệnh Mặt Trận B3 (từ ngày 19 đến 26 tháng 10 năm 1965). Trận đánh gồm 2 trận đụng độ: trận đụng độ thứ nhất xảy ra trong ba ngày từ 14 tháng 11 tới 16 tháng 11 năm 1965 tại bãi đáp X-Ray ngay chân rặng núi Chu Prông 25 cây số Tây Plei Me; trận đụng độ thứ nhì xảy ra vào ngày 17 tháng 11 tại bãi đáp Albany, nằm gần mạn phía Nam của sông Ia Drang. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Tướng Richard Knowles, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ Tiền Phương, người chỉ đạo Trận Ia Drăng, tiết lộ là lính không kỵ đổ bộ vào LZ X-ray với chủ đích "chụp hổ đằng đuồi" và rồi di chuyển đến LZ Albany để "chụp hổ đằng đuồi từ một hướng khác".
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Ba Gia diễn ra từ ngày 29 tháng 5 đến 31 tháng 5 năm 1965 trên địa bàn thị trấn Ba Gia, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là trận đánh góp phần đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt trong Chiến tranh Việt Nam. Trận đánh được tiến hành bởi Trung đoàn 1 bộ binh Quân khu V (Quân Giải phóng miền Nam) nhằm vào một chiến đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh hải quân và 3 tiểu đoàn biệt động quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Bằng nhiều phương pháp tác chiến như vây đồn diệt viện, phục kích, tập kích... phối hợp theo một ý định thống nhất, Quân Giải phóng đã chủ động điều động và diệt từng tiểu đoàn quân đối phương trong tiến công vận động. Theo Quân Giải phóng, họ đã diệt gọn bốn tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn khác. Đây được coi là trận chiến đấu có hiệu suất cao, lần đầu diệt gọn chiến đoàn quân Sài Gòn, đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về tổ chức chỉ huy và vận dụng linh hoạt các phương pháp chiến đấu của quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, là một trận đánh nổi tiếng trong "Chiến tranh đặc biệt".
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam cùng quân đội Bắc Việt và Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cố vấn Mỹ chỉ huy. Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động. Sau trận này, trung đoàn chính quy đầu tiên được miền Bắc hỗ trợ thành lập ở miền nam, trung đoàn Q761, được gọi là "đoàn Bình Giã".
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của Chiến tranh Việt Nam.
Tiếp theo sau chiến thắng tại Bình Giã chỉ huy của quân Giải phóng miền Nam đã quyết định thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong một nỗ lực hủy diệt nhiều đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Banner được lưu thành công.
- Quân Sự
Trận Long Tân có thể là trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc đụng độ này xảy ra vào hai ngày 18 và 19 tháng 8 năm 1966 tại một khu rừng cao su gần xã Long Tân, phía nam Vũng Tàu Việt Nam. Đây là lần duy nhất trong toàn cuộc chiến Quân đội Úc đơn phương đối đầu với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trận chiến này Quân đội Úc sử dụng ưu thế hỏa lực, lại được xe tăng và máy bay yểm trợ khiến Quân Giải phóng bị thiệt hại nhiều
Theo tài liệu của quân đội Úc thì trong hai ngày trước đó, ngày 16 và 17 tháng 8, khu đồn trú của quân Úc tại Núi Đất bị bắn pháo liên tục. Tin tình báo và do thám cho rằng có rất nhiều binh lính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) đang kéo về bao vây khu này. Tuy nhiên trong các cuộc hành quân trước đó, quân Úc chưa từng gặp một lực lượng nào của đối phương.