Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺?), là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1955, quê quán: Thái Bình) là một Tiến sĩ và chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quán Nho (1638-1708) là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quan Quang (chữ Hán: 阮觀光, ?-?), có tài liệu ghi là Nguyễn Quán Quang hay Trần Quán Quang, là một danh thần thời nhà Trần. Ông được biết nhiều với giai thoại đỗ Tam nguyên và sứ giả Đại Việt đối đáp với tướng Mông Cổ. Theo văn bia số 1 tại Văn miếu Bắc Ninh, thì ông là người đỗ Trạng nguyên khoa thi Bính Ngọ 1246, tức năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Quang Bật (chữ Hán: 阮光弼; 1463–1505) tên thật Nguyễn Quang Hiếu, là người đỗ trạng nguyên năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Ông là người huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có ý chí "nhân định thắng thiên", không tin vào số mệnh. Tương truyền trước khoa thi ông nằm mơ thấy Thần hiện về báo mộng ông sẽ không đoạt giải cao; thế nhưng ông tin rằng "Thần đâu biết được việc người; phen này ta đỗ, đỗ thời trạng nguyên" và càng ra sức học. Đến kì thi Đình ông đã đoạt được ngôi vị đầu bảng, giành lấy chức vị trạng nguyên. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao đàn Nhị thập bát Tú. Vì trái ý của Lê Uy Mục nên bị giáng xuống Thừa Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá, và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng nguyên". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng.