Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Nguyên Khang (1931-1996), nguyên là một tướng lĩnh gốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Trừ bị do Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ra trường, ông phục vụ trong Quân chủng Hải quân, sau chuyển sang bộ phận Bộ binh Hải quân (Thuỷ quân Lục Chiến). Hầu hết thời gian tại ngũ, ông phục vụ trong Binh chủng này. Ông là người chỉ huy Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến với thời gian lâu nhất. Ông cũng từng là chỉ huy đơn vị cấp Biệt khu, Quân đoàn và là sĩ quan giữ chức vụ cao cấp tại Bộ Tổng Tham mưu.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Thái Tông (chữ Hán: 黎太宗; 20 tháng 11, 1423 - 4 tháng 8, 1442), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì Đại Việt từ năm 1433 tới năm 1442, tổng cộng 9 năm.
Triều đại của Lê Thái Tông đánh dấu một thời kì thịnh trị, tiếp nối thành tựu của thời đại của Lê Thái Tổ. Ông lên ngôi tuy khi còn nhỏ, nhưng nhờ có các đại thần như Lê Sát, Lê Ngân, Trịnh Khả,... mà chính sự không suy, ngược lại còn đi lên. Dưới thời ông trị vì, nhân dân có cuộc sống no đủ, sung túc. Tuy nhiên, ông lại có tính hà khắc, ép chết Lê Sát cùng Lê Ngân, hà khắc anh ruột là Quận Ai vương Lê Tư Tề. Cái chết đột ngột của ông dấy lên nhiều nghi vấn trong lịch sử, và danh nhân Nguyễn Trãi vì thế bị kết án tru di, tạo thành vụ án Lệ chi viên nổi tiếng.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lưu Nhân Chú (chữ Hán: 劉仁澍, ?-1433), hay Lê Nhân Chú, là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người xã An Thuận Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Lưu Nhân Chú tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), tham dự khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi ban đầu. Ông tham gia các trận đánh ở ải Khả Lưu, trận thành Tây Đô, chiến dịch Chi Lăng Xương Giang, lập nhiều công lao. Sau khi chiến thắng quân Minh, ông được vua Lê Thái Tổ phong chức Tể tướng, đứng đầu hàng võ, kiêm coi chính sự nhà nước. Năm 1433, ông bị Đại tư đồ Lê Sát đầu độc chết.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Nhân Tông (chữ Hán: 黎仁宗, 9 tháng 5 năm 1441 – 3 tháng 10 năm 1459), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi Lê Thái Tông qua đời đến khi bị Lê Nghi Dân ám sát vào năm 1459.
Lê Nhân Tông lên ngôi lúc mới 1 tuổi, nên trong 10 năm đầu thời ông, mẹ ông là thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm quyền trị nước. Nhà vua nhờ sự giúp sức của thái hậu và các công thần đã giữ được sự yên ổn trong nước. Ở phía Nam, năm 1444-45, Chiêm Thành hai lần đưa quân xâm lấn Hoá châu. Năm 1446, triều đình sai Lê Khả, Lê Thụ, Lê Khắc Phục đem đại quân chinh phạt đất Chiêm, đánh bại và bắt vua Chiêm Bí Cai. Nhà Lê còn sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt năm 1448.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Niệm (chữ Hán:? - 1485), quê ở xã Duy Trinh, huyện Thuần Hựu, là con trai của danh tướng Lê Lâm, cháu trai của Trung túc Vương Lê Lai. Ông làm quan trải 4 triều vua, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Thánh Tông; tham gia lật đổ vua Lê Nghi Dân lập vua Lê Thánh Tông.
Lê Niệm lập nhiều công lao từ triều trước, dưới triều vua Lê Thánh Tông ông làm chức phụ tướng, nắm quyền ngôn luận của nhà nước trong 30 năm. Mấy lần đem quân đi đều lập công lớn, uy đức, danh vọng nổi bật. Là người thanh danh trọn vẹn, hưởng phúc đầy đủ trong điều trình, được cả đương thời khen ngợi.