Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Sạn hay Lê Tài, Lê Nga (1476 - ?) là thượng thư bộ Lại thời Lê sơ, đậu bảng nhãn năm 1502. Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi thì ông đi ở ẩn, về sau được đánh giá là có tiết nghĩa.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Sát (chữ Hán: 黎察, ? – 1437) là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Bỉ Ngũ, thuộc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam.
Lê Sát trí dũng hơn người, theo Lê Lợi khởi binh, trải bao gian hiểm, lập nhiều chiến công. Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi phong thưởng cho các công thần, ông được ban hiệu Suy trung Tán trị Hiệp trung mưu quốc công thần Nhập nội kiểm hiệu Tư khấu bình chương quân quốc trọng sự. Năm 1429, tên ông đứng thứ nhì, phong Huyện thượng hầu.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nhà Lê sơ hay Lê sơ triều (chữ Nôm: 家黎初 chữ Hán: 黎初朝), đôi khi gọi là nhà Hậu Lê (後黎朝), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.
Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó. Có câu đồng dao sau:
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Tắc, Lê Trắc (? - ?, chữ Hán: 黎崱) , hay Lê Trực , trước là họ Nguyễn sau đổi thành họ Lê, tự là Cảnh Cao (景高), hiệu là Đông Sơn (東山); người thuộc Ái châu, là một vị quan, sử gia người Việt sống ở thời triều vua Trần Thái Tông.
Người Nguyên phát binh xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Lê Tắc cùng chủ là Trần Kiện đã đầu hàng quân Nguyên. Quân Nguyên bại, Lê Tắc chạy sang Trung Quốc, được vua Nguyên phong chức. Quân Nguyên phát binh lần 3, Lê Tắc theo sang, lại phải bỏ chạy về Trung Quốc, sau lấy vợ và sống ở Hán Dương. Ông đã soạn sách sử An Nam chí lược.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lê Tân (chữ Hán: 黎鑌; 19 tháng 8, 1466 – 6 tháng 11, 1502), còn gọi là Lê Đức Tông (黎德宗) hay Kiến Trinh Tĩnh vương (建貞靚王), là một tông thất nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Ông là cha ruột của Lê Tương Dực và là tổ phụ của Lê Chiêu Tông, nên được truy tôn là Đức Tông Kiến hoàng đế (德宗建皇帝).