Đặng Văn Chân(鄧文真), một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn.

Tên gọi

Đặng Văn Chân được ghi trong sử sách với nhiều tên gọi khác nhau.

Đại Nam chính biên liệt truyện - Tập 2: ghi là Thống lĩnh Nguyễn Chân

Đại Nam Thực Lục - Tập 1: ghi là Đại Thống lĩnh Đặng Văn Chân

Gia Định Thành thông chí: ghi là Đô úy Trấn

Một số bài báo Bình Định ghi là Đặng Văn Chân, có biệt có bài còn ghi nhầm là Đặng Văn Châu

Hành trạng

Thủy quân Tây Sơn theo như ban đầu là dựa vào hai đạo thủy quân người Hoa của Tập Đình và Lý Tài. Sai khi Tập Đình và Lý Tài bỏ đi, nhiệm vụ chỉ huy thủy quân thuộc về các tướng Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết. Khi đấy chức vụ của Đặng Văn Chân mới là Đô úy thủy quân. Dưới quyền của Nguyễn Văn Lữ, Trương Văn Đa, Nguyễn Văn Huệ, Đặng Văn Trấn nhiều lần dẫn thủy quân tiến đánh Gia Định. Có lúc dưới duyền chỉ huy của Trương Văn Đa, thủy quân Tây Sơn do ông chỉ huy tiến qua Chân Lạp, buộc Chân Lạp phải quy hàng Tây Sơn, bắt giết những người theo Nam triều. Sau đấy Đặng Văn Chân được giao ở lại Gia Định, phụ tá Đông Định vương Nguyễn Văn Lữ và Thái bảo Phạm Văn Tham.

Bị bắt hay theo phò

Khi hai anh em Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ giao tranh lẫn nhau, Đặng Văn Chân được gọi về để cứu nguy cho Nguyễn Văn Nhạc. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì đến Phú Yên, ông bị Nguyễn Văn Huệ bắt sống. Tuy nhiên sau đấy vẫn thấy ông được tín nhiệm cầm quyền chỉ huy thủy quân dưới quyền Nguyễn Văn Huệ.

Ở đây đặt ra nghi vấn, Đặng Văn Chân bị Nguyễn Văn Huệ bắt, hay thực sự ông đứng ra ngăn cản cuộc giao tranh giữa hai anh em nhà Tây Sơn. Sau đấy lo sợ bị thanh trừng như trường hợp Nguyễn Thung, Đặng Văn Chân không dám về Gia Định hay Quy Nhơn mà ra thẳng Phú Xuân.

Liền sau chiến thắng Kỷ Dậu, Đặng Văn Chân là một trong những tướng lĩnh cao cấp đi sứ nhà Thanh trong phái đoàn của Đại Tư mã Ngô Văn Sở.

Quan hệ với Tôn Thất Thăng

Khi giữ chức Đại Thống lĩnh thủy quân ở Phú Xuân, Đặng Văn Chân có nuôi dưỡng công tử thứ 16 của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát là vương tử Tôn Thất Thăng, tức là chú của Nguyễn Phúc Ánh. Đặng Văn Chân muốn gã con gái mình cho Tôn Thất Thăng, theo chính sách của Tây Sơn muốn chiêu dùng những thân tộc của triều đại cũ. Tuy nhiên Tôn Thất Thăng đã lập kế, trốn vào nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Vai trò trong thủy quân

Ban đầu dưới thời Cảnh Thịnh, Đặng Văn Chân là chỉ huy tối cao của thủy quân Tây Sơn. Nhưng sau đó thủy quân Tây Sơn mất dần ưu thế so với thủy quân Nam triều. Các chỉ huy thủy quân Tây Sơn trong các chiến dịch quan trọng lần lượt là Tư lệ Lê Trung, Kiểm điểm Trần Viết Kết, Đô ngu Nguyễn Văn Giáp, sau cùng là Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ.

Kết cục và Tồn nghi

Số phận về sau của Đặng Văn Chân sử sách không nói rõ. Sách Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực trang 36 - Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông tin có ghi: Tiên phong đại quân vừa đến nơi (trấn Kinh Bắc), bắt ngụy Trấn đem về

Ở đây không rõ ngụy Trấn là viên Trấn thủ của Ngụy triều Tây Sơn giữ trấn Kinh Bắc, hay là viên Trấn thủ Kinh Bắc của Tây Sơn tên là Trấn. Nhưng sách ghi ngụy Trấn lại viết hoa chữ Trấn. Thực ra để tìm hiểu điều này, cần phải dựa vào các bản sắc phong, ghi chép của vùng đất Kinh Bắc thời Tây Sơn để khảo cứu.

Về tên gọi Nguyễn Chấn: các sử gia thời Nguyễn khi viết về một nhân vật chỉ biết tên mà khuyết họ, thường lấy họ Nguyễn để chua thêm vào

Về tên gọi Đặng Văn Trấn: có thể tước phong của ông là Trấn Quận công nên được gọi tắt là Đặng Văn Trấn.

Tham khảo

1. Đại Nam Thực Lục - Tập 1 - Quốc sử quán triều Nguyễn

2. Đại Nam chính biên liệt truyện - Tập 2 - Quốc sử quán triều Nguyễn

3. Quốc sử di biên - Phan Thúc Trực

4. Tây Sơn thuật lược - Tạ Quang Phát

5. Lê Quý kỷ sự - Nguyễn Bảo (Nguyễn Thu)

(Nguồn: Wikipedia)