Đặng Thị Ngọc Thịnh | |
---|---|
Chức vụ | |
Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 21 tháng 9 năm 2018 – 23 tháng 10 năm 2018 0 năm, 32 ngày |
Tiền nhiệm | Trần Đại Quang |
Kế nhiệm | Nguyễn Phú Trọng |
Vị trí | Việt Nam |
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 4 năm 2016 – nay 4 năm, 324 ngày |
Chủ tịch nước | Trần Đại Quang (2016-2018) Nguyễn Phú Trọng (2018-nay) |
Tiền nhiệm | Nguyễn Thị Doan |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng | |
Nhiệm kỳ | tháng 3 năm 2015 – 8 tháng 4 năm 2016 |
Chánh văn phòng | Trần Quốc Vượng (8/2011-2/2016) Nguyễn Văn Nên (2/2016-10/2020) |
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long | |
Nhiệm kỳ | tháng 10 năm 2010 – tháng 3 năm 2015 |
Tiền nhiệm | Trương Văn Sáu |
Kế nhiệm | Trần Văn Rón |
Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long | |
Nhiệm kỳ | tháng 5 năm 2009 – tháng 10 năm 2010 |
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | tháng 10 năm 2007 – tháng 5 năm 2009 |
Thông tin chung | |
Sinh | 25 tháng 12 năm 1959 xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, Việt Nam Cộng Hoà |
Dân tộc | Kinh |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn |
|
Đặng Thị Ngọc Thịnh (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long.1
Từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời ở thời điểm đang tại chức thì bà có một thời gian ngắn giữ Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho đến khi Quốc hội bầu ông Nguyễn Phú Trọng lên thay thế.2 3 4
Thân thế
Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959, quê tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, đến 5 tuổi, bà theo gia đình di cư vào Sài Gòn, mang theo nghề dệt truyền thống của người dân xứ Quảng, mưu sinh tại ngã tư Bảy Hiền.
Giáo dục
Bà có trình độ chuyên môn là thạc sĩ xây dựng Đảng, cử nhân khoa học Sử, cử nhân luật, trình độ chính trị là cử nhân chính trị.1
Sự nghiệp chính trị
Năm 1974, bà tham gia hoạt động bí mật thuộc Ban binh vận Sài Gòn Gia Định.5
Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 1979.
Trong quá trình tham gia cách mạng và công tác tại địa phương, bà đã từng trải qua các chức vụ: Chuyên viên Văn phòng Quận ủy quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Dân vận Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TP. HCM); Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM; Chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM. Sau đó, bà được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2011), bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.
Từ tháng 10 năm 2007, bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Tháng 5 năm 2009, bà được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.6
Tháng 10 năm 2010, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, thay người tiền nhiệm Trương Văn Sáu.
Tháng 3 năm 2015, theo Quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc điều động, phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 8 tháng 4 năm 2016, với tỷ lệ số phiếu tán thành là 91%, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.7
Ngày 21 tháng 09 năm 2018, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời8 . Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, bà trở thành Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay khi Trần Đại Quang qua đời.
Ngày 23/9/2018, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317/TB-UBTVQH14 về việc thực hiện Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho bà. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước mới vào ngày 23/10/2018, Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử, do đó bà lại quay về với chức vụ cũ của mình là Phó Chủ tịch nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bà không có tên trong danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới.9
Chú thích
- ^ a ă “Thông tin Đại biểu Quốc hội khóa XIII Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
- ^ Vũ Viết Tuân (21 tháng 9 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời”. Báo Vnexpress.net. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
- ^ Phan Thương (21 tháng 9 năm 2018). “Hiến pháp quy định gì khi Chủ tịch nước từ trần?”. Thanh Niên. >
- ^ Vũ Viết Tuân (21 tháng 9 năm 2018). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước”. Báo Vnexpress.net. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Chân dung Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. 8 tháng 4 năm 2016.
- ^ Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long THỂ THAO & VĂN HÓA Thứ Sáu, 19/06/2009 11:15 GMT+7
- ^ Hoàng Thuỳ - Võ Hải (8 tháng 4 năm 2016). “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử Phó chủ tịch nước”. VnExpress.
- ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Quyền Chủ tịch nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2018.
Tham khảo
- Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Ngọc Thịnh
- Tóm tắt tiểu sử Đặng Thị Ngọc Thịnh Văn phòng Chủ tịch nước
(Nguồn: Wikipedia)