Quảng Yên là một tỉnh cũ ở phía đông Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh lị là thị xã Quảng Yên bên bờ sông Chanh, nay là thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Yên được thành lập năm 1831, dưới thời Minh Mạng. Trước đó, nó là trấn An Bang thuộc Đông Đạo thời Lê, trấn An Quảng cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Còn gọi không chính thức là tỉnh Đông.
Năm 1906, tách phủ Hải Ninh khỏi tỉnh Quảng Yên lập thành tỉnh Hải Ninh.
Ngày 21-1-1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I công nhận huyện Hoành Bồ gồm 10 xã thuộc tỉnh Quảng Yên. Ngày 5-10-1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I lại tách huyện Hoành Bồ khỏi tỉnh Quảng Yên, nhập vào Đặc khu Hồng Gai.
Đầu năm 1950, tỉnh Quảng Yên thuộc Liên khu Việt Bắc (1949-1956) và gồm 8 huyện: Chí Linh, Đông Triều, Yên Hưng, Cát Hải, Sơn Động, Kinh Môn, Nam Sách, Thủy Nguyên. Ngày 4-3-1950, huyện Thủy Nguyên giao về tỉnh Kiến An.
Ngày 22 tháng 2 năm 1955, tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng. Khi đó 3 huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách trả về tỉnh Hải Dương, còn huyện Sơn Động trả về tỉnh Bắc Giang. Ngày 30/10/1963, khu Hồng Quảng lại sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Hành chính thời Lê-Nguyễn
Trấn An Quảng (năm 1831 đổi thảnh tỉnh Quảng Yên) gồm 1 phủ là phủ Hải Đông có 3 châu và 3 huyện làː
- huyện Yên Hưng
- huyện Hoành Bồ
- huyện Hoa Phong
- châu Vân Đồn trước năm Minh Mạng 17 (1836) là tổng Vân Hải huyện Hoa Phong
- châu Tiên Yên gồm 6 tổngː Hà Môn, Đồn Độ, Bắc Lãng, Vô Ngại (có 4 làng xãː Vô Ngại, Tĩnh Húc, Lục Hồn, Hiếu Dụ), Hậu Cơ, Kiến Duyên (hay Kiến Diên 建延, có 4 làng xãː Kiến Duyên, Đồng Tông, Đồng Tâm, Hoành Mô).
- châu Vạn Ninh gồm 3 tổngː
- Bát Trang (八庄 hay còn gọi là Bát Tràng, có 9 làng xãː Bắc Nham (北岩), Tuy Lai (綏來), Hoằng Mông, Thượng Lại (上賴), Mông Sơn (蒙山), Cổ Hoằng (古弘), Vụ Khê (務溪), Tiêu Sơn (標山), Đông Sơn (東山)).
- Vạn Ninh (có các làng xãː Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Ninh Dương, Bán Cầu Thượng, Đoan Vượng, Đa Mang, Xuân Lạn, Vạn Xuân, Cây Đa, An Lạc, An Lương (安良), An Lương (phố)1 , Minh Quí (明盎?)2 ).
- Hà Môn (có 19 làng xãː Đàm Hà, Dung Quốc, Hà Cối, Trà Cổ, An Lương (phường công ngư, sau thành Vạn Công (萬公)), Lăng Khê, Hà Quất Đoài, Na Tiền Đoài (那前, Na-Xeon), Hà Quất Đông, Na Tiền Đông (那前), Mã Tê, Mã Tề (phố), Đại Hoàng, Đại Hoàng (phố), Thanh Lãng, Đông Giang (東江), Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-Mie), Mi Sơn (楣山)).1
Năm 1832 tách phủ Hải Đông thành 2 phủ Sơn Định (3 huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong và châu Vân Đồn), và phủ Hải Ninh (2 châu Tiên Yên và Vạn Ninh).
Các làng xã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc sau Công ước Pháp Thanh 1887
Công ước Pháp-Thanh 1887, cắt nhiều vùng đất thuộc phủ Hải Ninh của Việt Nam sang Trung Quốc, gồmː
- Đất nguyên của châu Tiên Yên là các xãː Kiến Diên, Đồng Tông thuộc tổng Kiến Duyên.
- Đất nguyên của châu Vạn Ninhː Các xã Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thượng Lại, Cổ Hoằng và Vụ Khê thuộc tổng Bát Tràng. Xã An Lương, phố An Lương, xã Minh Quí tổng Vạn Ninh. Xã Vạn Công (mũi Bạch Long Vĩ), Mễ Sơn (Mi-shan), Vạn Vĩ (Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn.
Tỉnh Hải Ninh thời Pháp thuộc
Theo thống kê năm 1891 của Cao ủy Bắc Kỳ, Hải Ninh gồm có hai châu Hà Cối, Tiên Yên. Châu Hà Côi gồm có các tổng Ninh Hải, Vạn Ninh, Hà Môn, Bát Trang. Châu Tiên Yên có các tổng Hà Thanh, Đôn Đạt, Kiến Duyên, Hậu Cơ, Bắc Lăng. Vạn Xuân là tên một làng thuộc tổng Vạn Ninh (gồm có các làng Vạn Xuân, Xuân Lạng, Xuân Ninh, Ninh Dương, Vạn Ninh, Đoan Tĩnh, Phục Thiên và Hòa Lạc. Hòa Lạc là tên nguyên thủy của Móng Cái).
Theo Ngô Vi Liễn đầu thế kỷ 20 tỉnh Hải Ninh cóː
- Châu Móng Cái, 3 tổngː
- Vạn Ninh, gồm các xãː Vạn Ninh, Ninh Dương, Đoan Tĩnh, Cốt Động, Cốt Động Nùng, Vĩnh Thực, Vĩnh Thực Nùng.
- Ninh Hải, gồm các xãː Bình Ngọc, Hòa Lạc, Lục Lâm (Tục Lãm), Trà Cổ, Vạn Xuân, Xuân Lạn, Xuân Lạn Nùng, Xuân Ninh.
- Bát Tràng, gồm các xãː Lộc Phú, Tâm Mai, Thân Phun, Trang Vĩnh.
- Châu Bình Liêu, 2 tổngː
- Bình Liêu, gồm các xãː Lục Hồn, Tĩnh Hục, Tĩnh Húc (động), Vô Ngại.
- Kiến Diên, gồm các xãː Hoành Mô, Đồng Tâm, Đồng Văn.
- Châu Tiên Yên, 3 tổngː
Tỉnh Quảng Yên thời Pháp thuộc
Tham khảo
- ^ a ă Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 82-84.
- ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, trang 138.
(Nguồn: Wikipedia)