Lào Cai
Thành phố trực thuộc tỉnh
Thành phố Lào Cai.jpg
Thành phố Lào Cai về đêm
Địa lý
Tọa độ: 22°25′13″B 103°59′0″Đ / 22,42028°B 103,98333°ĐTọa độ: 22°25′13″B 103°59′0″Đ / 22,42028°B 103,98333°Đ
Diện tích 283 km² [1]
Dân số (2018)  
 Tổng cộng 173.840 người
 Thành thị 81.5%
 Nông thôn 18.5%
 Mật độ 611 người/km²
Dân tộc Kinh (76,4%), 25 dân tộc thiểu số
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Chính quyền  
 Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Vịnh
 Chủ tịch HĐND Phạm Văn Cường
 Bí thư Thành ủy Nguyễn Hữu Vạn
Phân chia hành chính 12 phường, 5 xã
Số điện thoại 020.3820067
Số fax 020.3824700
Website http://egov.laocai.gov.vn/

Thành phố Lào Cai là một thành phố biên giới phía bắc, một đô thị loại 2, tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai [2][3].

Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Lào Cai là đô thị đông dân nhất khu vực miền núi phía Tây Bắc và tương lai là đô thị loại 1 đầu tiên của nơi núi rừng sâu thẳm này, xứng đáng là bộ mặt cho một Tây Bắc đang vươn mình trỗi dậy.

Địa lý

Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa cùng của tỉnh Lào Cai. phía bắc, thành phố giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thành phố lên thị trấn du lịch Sa Pa theo Quốc lộ 4D chỉ chừng 40 km.

Thành phố Lào Cai có hai con sông chảy qua. Sông Nậm Thi chạy quanh phía bắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng. Các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới,... bắc qua sông nối hai phần của thành phố.

Lịch sử

Thành phố Lào Cai ra đời trên cơ sở hợp lại 2 thị xã là Lào Cai và Cam Đường, Hai thị xã này vốn chỉ nằm cách nhau 7 km theo đường chim bay, mỗi thị xã có một thế mạnh riêng: Thị xã Lào Cai có cửa khẩu Lào Cai nối liền tuyến liên vận quốc tế Hà Nội - Hải Phòng với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, còn thị xã Cam Đường có ngành công nghiệp khai thác quặng Apatit số 1 của Việt Nam. Hai thế mạnh này càng củng cố sự phát triển của Lào Cai và đảm bảo một sự phát triển bền vững cho một đô thị có đầy tiềm năng cất cánh trong một tương lai gần.

Sau năm 1975, thị xã Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm 8 phường: Bắc Lệnh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 2 xã: Bắc Cường, Vạn Hòa.

Ngày 16-1-1979, chuyển xã Đồng Tuyển thuộc huyện Bát Xát và 2 xã: Cam Đường, Nam Cường thuộc huyện Bảo Thắng về thị xã Lào Cai quản lý.

Ngày 13-1-1986, chuyển 2 xã Hợp Thành và Tả Phời thuộc huyện Bảo Thắng về thị xã Lào Cai quản lý.

Ngày 12-8-1991, tỉnh Lào Cai được tái lập từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, thị xã Lào Cai trở lại là tỉnh lị tỉnh Lào Cai.

Ngày 29-8-1994, thành lập phường Phố Mới từ phần đất của phường Lào Cai và xã Vạn Hòa.

Ngày 30-11-2004, chuyển 2 xã Bắc Cường và Nam Cường thành 2 phường có tên tương ứng, thành lập phường Bình Minh từ phần đất của xã Cam Đường; chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai và là đô thị loại III.

Ngày 30 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào Cai[4].

Dự kiến năm 2020, xã Cốc San và một phần xã Quang Kim thuộc huyện Bát Xát cùng với một phần xã Gia Phú thuộc huyện Bảo Thắng sẽ được sáp nhập vào thành phố Lào Cai, giải thể các phường Phố Mới và Thống Nhất để sáp nhập vào các phường, xã lân cận theo quy hoạch chung thành phố Lào Cai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Lào Cai
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 31.4 34.6 38.0 38.1 41.0 40.1 39.7 40.0 36.8 37.2 33.2 31.5 41,0
Trung bình cao °C (°F) 20.1 21.3 25.3 28.8 32.1 32.7 32.7 32.4 31.3 28.7 25.1 21.9 27,7
Trung bình ngày, °C (°F) 15.7 17.0 20.7 24.2 27.0 27.9 27.9 27.5 26.3 24.0 20.2 17.0 23,0
Trung bình thấp, °C (°F) 13.3 14.5 17.9 21.1 23.6 24.7 24.9 24.4 23.3 21.2 17.5 14.3 20,0
Thấp kỉ lục, °C (°F) 1.4 5.6 6.8 10.0 14.8 18.7 20.0 17.3 15.8 8.8 5.8 2.8 1,4
Giáng thủy mm (inch) 22
(0.87)
33
(1.3)
58
(2.28)
129
(5.08)
171
(6.73)
239
(9.41)
302
(11.89)
355
(13.98)
222
(8.74)
153
(6.02)
54
(2.13)
27
(1.06)
1.764
(69,45)
% độ ẩm 84.8 84.0 82.5 83.1 81.4 84.4 85.8 86.0 85.5 85.8 86.3 85.8 84,6
Số ngày giáng thủy TB 7.8 8.8 11.5 15.8 16.8 18.7 20.9 21.1 15.8 14.8 10.2 7.7 169,8
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 80 70 102 142 180 145 158 160 158 133 109 104 1.539
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[5]

Giao thông

Cầu đường sắt Hồ Kiều từ đầu thế kỉ 20

Thành phố Lào Cai cũng chính là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Từ đây người ta có thể chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc thậm chí bằng đường sắt bằng các chuyến tàu liên vận quốc tế. Ở phía bắc chỉ có 2 tỉnh duy nhất có được điều kiện thuận lợi này là Lạng Sơn và Lào Cai.

Về đường bộ, Quốc lộ 4D nối thành phố Lào Cai với các huyện bên cạnh là Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, với tỉnh Lai Châu và với Quốc lộ 32. Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70 nối thành phố với các huyện phía đông nam của tỉnh và với các tỉnh ở phía nam. Toàn thành phố có tổng cộng hơn 20 tuyến đường, gồm có: Triệu Quang Phục, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Đinh Bộ Lĩnh... vv.

Hành chính

Thành phố Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 12 phường: Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cường, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà.

Thành phố Lào Cai ra đời trên cơ sở hợp lại 2 thị xã là Lào Cai và Cam Đường, Hai thị xã này vốn chỉ nằm cách nhau 7 km theo đường chim bay, mỗi thị xã có một thế mạnh riêng: Thị xã Lào Cai có cửa khẩu Lào Cai nối liền tuyến liên vận quốc tế Hà Nội - Hải Phòng với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, còn thị xã Cam Đường có ngành công nghiệp khai thác quặng Apatit số 1 của Việt Nam. Hai thế mạnh này càng củng cố sự phát triển của Lào Cai và đảm bảo một sự phát triển bền vững cho một đô thị có đầy tiềm năng cất cánh trong một tương lai gần.

Sau năm 1975, thị xã Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm 8 phường: Bắc Lệnh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 2 xã: Bắc Cường, Vạn Hòa.

Ngày 16-1-1979, chuyển xã Đồng Tuyển thuộc huyện Bát Xát và 2 xã: Cam Đường, Nam Cường thuộc huyện Bảo Thắng về thị xã Lào Cai quản lý.

Ngày 13-1-1986, chuyển 2 xã Hợp Thành và Tả Phời thuộc huyện Bảo Thắng về thị xã Lào Cai quản lý.

Ngày 12-8-1991, tỉnh Lào Cai được tái lập từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, thị xã Lào Cai trở lại là tỉnh lị tỉnh Lào Cai.

Ngày 29-8-1994, thành lập phường Phố Mới từ phần đất của phường Lào Cai và xã Vạn Hòa.

Ngày 30-11-2004, chuyển 2 xã Bắc Cường và Nam Cường thành 2 phường có tên tương ứng, thành lập phường Bình Minh từ phần đất của xã Cam Đường; chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai và là đô thị loại III.

Ngày 30 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào Cai[4].

Phát triển

Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo ra một cảnh quan đẹp, là điểm nhấn cho thành phố. Khu vực giáp bờ phải sông Hồng ở phía bắc thành phố được quy hoạch phân lô để xây dựng các biệt thự. Phần nối giữa thị xã Lào Cai với thị trấn Cam Đường, trước đây chỉ là núi đồi bỏ hoang, giờ đây một khu đô thị mới - khu đô thị Lào Cai - Cam Đường đang được xây dựng để làm trung tâm mới của thành phố. Các cơ quan đầu não của tỉnh đã và đang chuyển về đây. Một con đường rộng 58 m với 4 làn xe, đại lộ Trần Hưng Đạo, đi giữa khu đô thị mới là điểm nhấn quan trọng của thành phố.

Trường học

Hiện nay thành phố Lào Cai có 23 trường tiểu học, 20 trường THCS và có 6 trường THPT tại thành phố.[cần dẫn nguồn]

Hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Lào Cai đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Lào Cai - Cam Đường, khu đô thị Kosy Lao Cai, khu đô thị The Manor Eco Lao Cai...

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Tài nguyên thành phố Lào Cai (10/12/2008)
  2. ^ Thông tư 36/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Lào Cai. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ a ă Quyết định 1975/QĐ-TTg năm 2014 công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  5. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018. 

(Nguồn: Wikipedia)