Lương trong tiếng Việt có thể là:

  • Khoản tiền công mà người lao động nhận được theo định kỳ. Xem bài Lương tối thiểu Việt Nam.
  • Một trong số các họ của người Trung Quốc hay Việt Nam. Xem bài Lương (họ).
  • Tên gọi từ thời Nguyễn chỉ người không theo đạo Thiên chúa.
  • Lương tối thiểu Việt Nam
  • Gọi tắt của lương thực.

Quốc gia

  • Nước Lương (thế kỷ thứ 8 TCN - 641 TCN) thời Xuân Thu
  • Khai Phong, một thành phố có tên cũ là Đại Lương (大梁)
  • Nước Ngụy (403 – 225  TCN) sau khi thiên đô về Đại Lương cũng được gọi là nước Lương.
  • Nước Lương, phiên quốc chư hầu của nhà Hán.
  • Nước Lương, phiên quốc chư hầu quốc nhà Tấn.
  • Tên của nhiều quốc gia vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc: Tiền Lương (320–376), Hậu Lương (386–403), Nam Lương (397–414), Tây Lương (400–421), Bắc Lương (397–439)
  • Nam triều Lương (502–557), triều đại thứ ba trong số các Nam triều vào thời Nam-Bắc triều, do Lương Vũ Đế sáng lập.
  • Tây Lương (555–587), tiểu quốc do một người cháu của Lương Vũ Đế là Tiêu Sát lập ra, phụ thuộc Tây Ngụy. Quốc gia kế thừa Nam triều Lương, còn được gọi là Hậu Lương
  • Chính quyền do Lý Quỹ thành lập vào thời Đường sơ ở phía tây bắc Trung Quốc (618–619).
  • Chính quyền do Tiêu Tiển thành lập vào thời Tùy mạt, Đường sơ ở phía nam Trung Quốc (617–621)
  • Chính quyền do Lương Sư Đô thành lập vào thời Tùy mạt, Đường sơ ở phía bắc Trung Quốc (617–628)
  • Chính quyền do Thẩm Pháp Hưng thành lập vào thời Đường sơ ở phía đông Trung Quốc (619–620)
  • Nhà Hậu Lương (907–923), một trong năm triều đại vào thời Ngũ Đại Thập Quốc
  • Thời Ngũ Đại Thập Quốc, người Khiết Đan ủng hộ Lý Tòng Ích xưng đế, lập ra chính quyền Hậu Lương (947) bù nhìn.

(Nguồn: Wikipedia)