Yên Sơn
Huyện
Địa lý
Diện tích 1.210
Dân số  
 Tổng cộng 158.589 người (2009) 1
 Mật độ
Hành chính
Tỉnh Tuyên Quang
Phân chia hành chính 1 thị trấn, 30 xã

Yên Sơn là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Diện tích, dân số, giao thông

Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.210 km² và dân số 167.000 người. Cả hai con sông Lôsông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Thị xã Tuyên Quang nằm trong lòng huyện.

Các đơn vị hành chính

  • Thị trấn: thị trấn Tân Bình, song đây không phải là huyện lị. Trước đây huyện lị Yên Sơn là xã An Tường nằm sát thị xã Tuyên Quang nhưng từ tháng 9/2008, khi thị xã Tuyên Quang được mở rộng, xã An Bình đã được chuyển về thị xã2 , huyện lị Yên Sơn hiện đang được xây dựng tại phần đất thuộc khu vực giáp ranh 3 xã Lang Quán - Thắng Quân - Tứ Quận. Trong đó, phần đất thuộc xã Tứ Quận 3.641,66 ha, xã Thắng Quân 415,38 ha, xã Lang Quán 8,8 ha. Diện tích khu trung tâm thị trấn huyện lị mới dự kiến là 800 ha (8 km²)3
  • 30 xã: Chân Sơn, Chiêu Yên, Công Đa, Đạo Viện, Đội Bình, Hoàng Khai, Hùng Lợi, Kiến Thiết, Kim Phú, Kim Quan, Lang Quán, Lực Hành, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm, Phú Thịnh, Phúc Ninh, Quý Quân, Tân Long, Tân Tiến, Thái Bình, Thắng Quân, Tiến Bộ, Trung Minh, Trung Môn, Trung Sơn, Trung Trực, Tứ Quận, Xuân Vân.

Lịch sử

Sau năm 1954, huyện Yên Sơn có 2 thị trấn nông trường: Sông Lô, Tháng 10 và 41 xã: An Khang, An Tường, Chân Sơn, Chiêu Yên, Công Đa, Đạo Viên, Đội Bình, Đội Cấn, Hoàng Khai, Hùng Lợi, Kiến Thiết, Kim Quan, Kim Thắng, Lang Quán, Lực Hành, Lưỡng Vượng, Mỹ Lâm, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Nông Tiến, Phú Lâm, Phú Thịnh, Phúc Ninh, Quý Quân, Tân Long, Tân Tiến, Thái Bình, Thái Long, Thắng Quân, Tiến Bộ, Tràng Đà, Trung Minh, Trung Môn, Trung Sơn, Trưng Trắc, Trung Trực, Tứ Quận, Vinh Phú, Xuân Vân, Y Bằng, Ỷ La.

Ngày 30 tháng 4 năm 1965, hợp nhất xã Trưng Trắc và các xóm Phú Hưng, Tỉnh Húc, Bình An, Ngọc Kim, Tân Kiều, Tân Thành, Cây Đa, Đông Sơn A, Đông Sơn B và Tân Long của xã An Tường thành một xã mới lấy tên là Hưng Thành.

Ngày 26 tháng 7 năm 1968, 4 xã: Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà, Ỷ La được sáp nhập về thị xã Tuyên Quang.

Ngày 22 tháng 5 năm 1969, hợp nhất hai xã Quý Quân và Lực Hành thành một xã lấy tên là xã Hồng Sơn; hợp nhất hai xã Thái Bình và Tiến Bộ thành một xã lấy tên là xã Bình Ca; hợp nhất hai xã Nhữ Hán và Nhữ Khê thành một xã lấy tên là xã An Khê; hợp nhất hai xã Tân Long và Tân Tiến thành một xã lấy tên là xã Tân Hồng; hợp nhất hai xã Vinh Phú và Kim Thắng thành một xã lấy tên là xã Kim Phú; hợp nhất hai xã Y Bằng và Mỹ Lâm thành một xã lấy tên là xã Mỹ Bằng; hợp nhất hai xã Trung Môn và Chân Sơn thành một xã lấy tên là xã Trung Môn.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, thành lập thị trấn Tân Bình.

Ngày 13 tháng 2 năm 1987, các xã Tân Hồng, Bình Ca, Hồng Sơn, Trung Môn chia tách lại thành các xã như cũ.

Ngày 15 tháng 7 năm 1999, giải thể thị trấn nông trường Sông Lô. Dân cư thuộc thị trấn nông trường hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã An Tường, Nhữ Khê, Đội Bình, An Khang, Thắng Quân, Thái Long, Lưỡng Vượng, Hoàng Khai, Đội Cấn và thị trấn Tân Bình được giao về các xã và thị trấn nói trên quản lý; giải thể thị trấn nông trường Tháng 10. Dân cư thuộc thị trấn nông trường hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã Mỹ Bằng, Phú Lâm, Nhữ Hán, Kim Phú được giao về cho các xã nói trên quản lý; chia xã An Khê thành hai xã Nhữ Hán và Nhữ Khê.

Từ ngày 3 tháng 9 năm 2008, 5 xã: An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn sáp nhập vào thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang).

Kinh tế, xã hội

  • Suối nước khoáng Mỹ Lâm

Chú thích

  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.8.
  2. ^ Nghị định 99/2008/NĐ-CP
  3. ^ Yên Sơn: Trung tâm huyện lỵ mới đang hình thành

Tham khảo

  • Vietnam Administrative Atlas, Nhà xuất bản Bản Đồ, 2004


(Nguồn: Wikipedia)