Nghi Lộc
Huyện
Địa lý
Diện tích 347.7043
Dân số  
 Tổng cộng 186439 Năm 2010
Hành chính
 Chủ tịch UBND UBND Huyện Nghi lộc

Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Quán Hành.

Vị trí địa lý

Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh đi qua đang được xây dựng.

Diện tích và dân số

Huyện có diện tích tự nhiên là 34.809,60 ha và 205.847 người (2008).

Hành chính

Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm thị trấn Quán Hành (huyện lị) và 29 xã: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Hoa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.

Văn hóa - Lịch sử

Thời xưa huyện Nghi Lộc thuộc châu Cửu Đức, rồi Hoan Châu, Nghệ An châu, Nghệ An thừa tuyên.

  • Từ năm 1490 đến năm 1931, huyện Chân Phúc, thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (sau đó đổi tên là trấn Nghệ An).
  • Năm 1932, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh thì huyện Chân Phúc nhập vào phủ Diễn Châu, thuộc tỉnh Hµ Néi. Sau đó Chân Phúc đổi tên thành Nghi Lộc.
  • Năm 1919, thực dân Pháp bỏ cấp phủ, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An.
  • Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Huyện Nghi Lộc khi đó gồm có 24 xã: Đông Hải, Hải Yến, Hiến Hạp, Hợp Thái, Kim Khê, Kim Lộc, Kim Phúc, Kim Trường, La Nham, La Vân, Lâm Kiều, Long Châu, Lữ Lĩnh, Mỹ Thạch, Nguyên Xá, Ngư Phong, Phan Xuân, Thần Sơn, Thịnh Trường, Thuận Hợp, Vạn Hòa, Vạn Xuân, Văn Yên, Vọng Nhi.
  • Tháng 4-1947, các đơn vị hành chính trong toàn huyện được sắp xếp lại cho phù hợp với thời kỳ chiến tranh. Từ 24 xã năm 1946 đã được gộp lại thành 13 xã mới gồm: Đông Hải, Hợp Châu, Ngư Hải, Phúc Hòa, Phúc Lộc, Tam Thái, Thần Lĩnh, Thịnh Trường, Thuận Hòa, Xá Lĩnh, Xuân Hải, Xuân Lộc, Yên Sơn.
  • Năm 1956, sau đợt cải cách ruộng đất, Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo việc chấn chỉnh lại bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp và kèm theo đó là cải tổ các đơn vị hành chính cấp xã. Từ 13 xã trước, nay được chia thành 40 xã và thống nhất lấy chữ đầu tên huyện làm chữ đầu tên của xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phú, Nghi Phúc, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Tân, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thọ, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Thủy, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên.
  • Ngày 21-4-1969, hợp nhất hai xã Nghi Phúc và Nghi Thọ thành một xã lấy tên là xã Phúc Thọ.
  • Ngày 26-12-1970, xã Nghi Phú sáp nhập vào thành phố Vinh.
  • Từ 1976-1991, là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh.
  • Ngày 4-4-1986, thành lập thị trấn Quán Hành (thị trấn huyện lỵ huyện Nghi Lộc) trên cơ sở 26,15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Trung; 10,08 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hoa và 11,35 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Long; thành lập thị trấn Cửa Lò (thị trấn cảng và du lịch) trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thủy cùng 82 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.
  • Từ năm 1991 đến nay, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Ngày 29-8-1994, tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải, một phần xã Nghi Quang để thành lập thị xã Cửa Lò.
  • Ngày 10-4-2002, chia xã Nghi Công thành 2 xã: Nghi Công Bắc và Nghi Công Nam.
  • Ngày 2-4-2007, mở rộng thị trấn Quán Hành trên cơ sở sáp nhập 174,23 ha diện tích tự nhiên và 1.532 nhân khẩu của xã Nghi Trung; 11,07 ha diện tích tự nhiên và 253 nhân khẩu của xã Nghi Long; 132,6 ha diện tích tự nhiên và 1.434 nhân khẩu của xã Nghi Hoa; 20,61 ha diện tích tự nhiên và 97 nhân khẩu của xã Nghi Diên.
  • Ngày 17-4-2008, 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân được sáp nhập vào thành phố Vinh.
  • Từ đó đến nay, huyện Nghi Lộc có 1 thị trấn và 29 xã.
  • Dự kiến đến năm 2020, 4 xã: Nghi Hợp, Nghi Khánh, Nghi Thạch, Nghi Xuân sẽ được sáp nhập vào thị xã Cửa Lò và 3 xã: Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ sẽ được sáp nhập vào thành phố Vinh.

Danh nhân, khoa bảng và những người thành đạt

  • Khoa bảng: Bảng nhãn Nguyễn Minh Tuấn,Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du, Đình nguyên, song nguyên Hoàng giáp Nguyễn Ngọc, Hoàng giáp Nguyễn Hữu Chính, Tiến sĩ Phạm Huy, Tiến sĩ Nguyễn Khuê, Tiến sĩ Đinh Văn Phác, Tiến sĩ Đinh Văn Chất, Phó bảng Phạm Huy Thuyến(Phó Thuyến),
  • Nhà giáo: Nguyễn Thức Tự.
  • Nhà cách mạng: Trương Văn Lĩnh, Nguyễn Thức Canh; Nguyễn Thức Đường;Trần Văn Cung,.
  • Danh tướng: Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Văn Quang, Hoàng Đan, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Mạnh Đẩu, Nguyễn Bá Tuấn, Phạm Hồng Minh, Võ Văn Việt,
  • Nhà ngoại giao: Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh
  • Văn nhân: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân, Giáo sư Nguyễn Đình Chú.
  • Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ tài chính (2011 - 2013), Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012 - 2016), Phó Thủ tướng Chính phủ (2016 - nay)
  • Đậu Hải Đăng, học sinh chuyên Toán Đại học Sư phạm Hà Nội, giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2012.

Kinh tế

  • Nông nghiệp
  • Thủy sản
  • Công nghiệp
  • Dịch vụ, du lịch

Bãi Lữ

Nằm trong địa phận 02 xã Nghi Yên và Nghi Tiến huyện Nghi Lộc tinh Nghệ An- Việt Nam; Bãi Lữ cách Cửa Lò 10 km. Là nơi biển khơi ăn sâu vào đất Việt và là nơi những cánh rừng thông bạt ngàn vươn ra biển cả tạo nên những cảnh quanh co uốn lượn, những vách đá đứng sóng vỗ trắng ngần,những bãi cát dài như giải lụa mêm uốn lượn dưới ngàn sóng đại dương nâng niu vỗ về thi vị,những bãi tắm đẹp thiên thần làn nước trong xanh và độ mặn tuyệt hảo.

Hiện nay có một khu resort lớn được xây dựng ở Bãi Lữ, gồm các khu biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao. Khu tắm biển được chia làm các khu như khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghỉ dưỡng và khu tắm tiên.

Các công trình như: Sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nước, Viện hải dương học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao... đang dần dần được hình thành. Ôm ấp xung quanh khu bãi tắm là những ngọn núi thoai thoải với bạt ngàn màu xanh, trên núi đã xây dựng công trình tượng Phật...tạo nên thêm một loại hình du lịch vãn cảnh, tâm linh.

Bãi Lữ tên gọi xuất phát từ Lữ Sơn, một ngọn núi sừng sững hiên ngang trước biển, như chàng lữ khách thân thơ đi tìm điệu hát tình tứ lẫn mình trong sóng biển của thiếu nữ đa tình. Đứng trên Núi Lữ có thể nhìn thấy một vùng bao la rộng lớn, phía đông biển bao la xanh ngắt một màu, xa xa là đảo Song Ngư, Hòn Mắt, Lan Châu, gần hơn là Núi Rồng, Núi Lò, Tượng Sơn...Uốn lượn quanh núi là dòng kênh Sắt xanh ngắt bởi màu quặng sắt do núi Thiết Sơn nhuộm màu.

Tham khảo

(Nguồn: Wikipedia)