Củ Chi

Huyện
Bến Dược temple.jpg
Đền Bến Dược
Hành chính
Vùng Đông Nam Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh
Huyện lỵ thị trấn Củ Chi
Phân chia hành chính 1 thị trấn và 20 xã1
Đại biểu quốc hội
  • Đinh La Thăng (bị tạm đình chỉ ngày 8/12/2017)
  • Nguyễn Thiện Nhân
  • Trần Anh Tuấn
  • Văn Thị Bạch Tuyết
Chính quyền
Chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Hoài Phú
Địa lý
Tọa độ: 11°01′40″B 106°28′59″Đ / 11,02778°B 106,48306°ĐTọa độ: 11°01′40″B 106°28′59″Đ / 11,02778°B 106,48306°Đ
Diện tích 435 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng 408.340 người2
Mật độ 940 người/km²2
Dân tộc Việt, Hoa...
Khác
Mã hành chính 7831
Biển số xe 59-Y2-Y3
Website Huyện Củ Chi

Củ Chi là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Có Sông Sài Gòn chảy qua. Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.3

Vị trí địa lý

Củ Chi nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km theo đường Xuyên Á.3

  • Phía Đông và phía Bắc ngăn cách với tỉnh Bình Dương (thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng) bởi sông Sài Gòn.
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  • Phía Tây Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
  • Phía Nam giáp huyện Hóc Môn.

Điều kiện tự nhiên

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.3

Lịch sử

Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1841, thuộc huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (huyện Bình Long do một phần huyện Bình Dương tách ra).

Năm 1911, Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1957, Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập trên cơ sở tách ba tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ, gồm mười bốn xã của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.3

Quận Củ Chi có ba tổng:

  • Tổng Long Tuy Thượng có 06 xã: Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An;
  • Tổng Long Tuy Trung có 04 xã: An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng;
  • Tổng Long Tuy Hạ có 04 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ và Trung Lập;

Quận lỵ đặt tại xã Tân An Hội.

Năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, vẫn thuộc tỉnh Bình Dương.

  • Quận Củ Chi (mới) gồm 06 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung. Năm 1973 lập thêm xã Tân Thông Hội từ một phần xã Tân An Hội.
  • Quận Phú Hòa gồm 08 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An. Quận lỵ đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Năm 1972 chia xã Tân Hòa thành hai xã: Hòa Phú và Tân Thạnh Tây.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.3 Đồng thời đổi tên xã Phước Vĩnh Ninh thành Phước Vĩnh An.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, chính quyền lập thêm hai xã mới: Phạm Văn Cội 1 (từ phần đất cắt ra của xã Nhuận Đức) và Phạm Văn Cội 2 (từ các phần đất cắt ra của các xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây). Như thế huyện Củ Chi có 18 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội 1, Phạm Văn Cội 2, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập.

Ngày 11 tháng 7 năm 1983, huyện Củ Chi chia xã Trung Lập thành hai xã: Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, chia xã Phước Hiệp thành hai xã: Phước Hiệp và Phước Thạnh, đổi tên xã Phạm Văn Cội 1 thành Phạm Văn Cội và xã Phạm Văn Cội 2 thành An Phú.

Ngày 1 tháng 2 năm 1985, huyện Củ Chi lập thị trấn Củ Chi từ phần đất cắt ra của xã Tân An Hội. Như thế huyện Củ Chi có 01 thị trấn và 20 xã, phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay.

Hành chính

Huyện gồm có 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã:1 An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi hiện nay là Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú.

Đường phố

101 672

110

112

96

An Nhơn Tây

Bà Thiên

Bàu Tre

Bến Đình

Bến Súc

Bến Than

Bình Mỹ

Can Trường

Cây BàI

Cây Da

Cây Gõ

Cây Trắc

Hà Văn Lao

Hồ Văn Tắng

Hoàng Bá Huân

Hương lộ 2

Huỳnh Minh Mương

Kim Cương

Láng The

Lê Minh Nhựt

Lê Thọ Xuân

Liêu Bình Hương

Mỹ Khánh

Ngô Tri Hoá

Nguyễn Thị Lắng

Nguyễn Thị Lừa

Nguyễn Thị Nê

Nguyễn Thị Rành

Nguyễn Văn Hoài

Nguyễn Văn Khạ

Nguyễn Văn Nì

Nhữ Tiến Hiến

Ninh Tốn

Phạm Phú Tiết

Phạm Văn Cội

Quốc lộ 22

Sông Lu

Suối Lội

Tân Bình

Tỉnh Lộ 15

Tỉnh Lộ 2

Tỉnh Lộ 8

Trần Tử Bình

Trần Văn Chẩm

Trung An

Trung Lập

Võ Thị Hồng

Võ Văn Bích

Võ Văn Điều

Vũ Duy Chí

Kinh tế

Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tương đương 137 ha. Huyện có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển.

Hiện nay trên địa bàn huyện Củ Chi đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Thiên Phú Garden, khu đô thị Bến Thành - Tây Bắc, khu đô thị Bella Vista City...

Di tích, đền đài

Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Đặc sản

Hình chụp một con bò tơ ở Củ Chi

Những con bê khoảng 5 tháng tuổi được gọi là bò tơ và bò tơ đặc sản vùng Củ Chi, những quán đặc sản bò tơ như quán Xuân Đào, Hồng Đào trên quốc lộ 22, hướng từ Củ Chi về lại Thành phố Hồ Chí Minh. Thịt bê ở đây được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ những con bò tơ đủ độ tuổi nhất định, lúc đó thịt bò mềm, tươi và ngon. Miếng bò ở đây được lấy từ khúc thịt ngon nhất, sau đó cắt thành những khoanh tròn không quá mỏng, bằng một nửa bàn tay, rồi luộc lên. Khi chín thịt rất chắc, thơm và ngọt.4 Thịt bò được cắt thành miếng vuông nhỏ, ướp gia vị đậm đà, dùng xiên que xâu vào xen kẽ với hành tây, đem nướng lên tỏa mùi thơm.4

Bò tơ phổ biến nhất là món bò luộc, được cuộn lại cùng rau rừng bằng bánh tráng, thịt bò tơ được chế biến thành rất nhiều món khác nhau, tăng thêm sự lựa chọn khi thực khách muốn đổi món như bò nhúng hèm, bò nướng vỉ, chả đùm bò, lòng bò hấp gừng, bờ tơ nướng lụi5 còn có món bò tơ kho sả ăn với cơm cháy và món bò tơ nướng mọi và bò tơ kho sả nguyên liệu với đầy đủ thịt và gân bò, ăn chung với cơm cháy, bò tơ nướng mọi tức là chỉ có thịt bò tơ tươi nướng cùng lửa trên bếp than hồng chứ không qua bất cứ công đoạn chế biến nào khác, khoảng 500gr thịt bò tươi sẽ được mang ra với dạng nguyên khối và vừa ăn, vừa xẻ thịt, vừa nướng5 6 ngoài ra còn bò tơ nướng mè với những chỗ thịt ngon như đùi, thăn rồi thái đều từng miếng mỏng vừa ăn ướp với ít hạt nêm, tiêu, dầu, hành tỏi băm và hạt mè 7 và món cháo dựng bò trong cháo có gân bò, móng bò nấu với đậu phộng, đậu xanh, đậu trắng, khoai, củ mì, khi cháo sôi thả rau má, mồng tơi, cải to, ăn ngọt và mát.4 Ngoài ra ở xã như là Tân Thạnh Đông có truyền thống trồng cây thuốc và nở rộ gần đây là chăn nuôi bò sữa. Xã Phú Hòa Đông,Tân Thạnh Tây có nghề làm báng tráng rất phát triển. Ngoài ra khi nhắc đến Củ Chi, củ mì cũng là một món đặc sản nổi tiếng.

Câu đối vui

Tại địa đạo Củ Chi có tấm biển treo giải cho ai đối hay nhất cho câu đối:

Cô gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi.

Người nổi tiếng

  • Phan Văn Khải - nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam - quê ở xã Tân Thông Hội.
  • Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021. 8
  • Thiếu tướng Đào Công Danh - Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh 9
  • Đại tá Đoàn Văn Chón - Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh 9
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh 9

Tham khảo

  1. ^ a ă â “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. 
  2. ^ a ă Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân chia theo quận, huyện, Theo Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
  3. ^ a ă â b c Giới thiệu về Huyện Củ Chi, Theo Cổng thông tin điện tử Huyện Củ Chi.
  4. ^ a ă â http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/bo-to-dac-san-vung-cu-chi-ngon-ngat-ngay-2810601.html
  5. ^ a ă “Bò tơ đặc sản vùng Củ Chi ngon ngất ngây”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 3 tháng 12 năm 2015. 
  6. ^ http://afamily.vn/xem-an-choi/ngat-ngay-voi-bo-to-nuong-moi-o-cu-chi-20120103023850636.chn
  7. ^ “Bò tơ nướng mè”. Thanh Niên Online. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 
  8. ^ “Lê Minh Trí”. 
  9. ^ a ă â “Lãnh đạo Công an thành phố”. 

(Nguồn: Wikipedia)