Đền Vạn Kiếp là một trong những ngôi đền lớn thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk, nằm ở 102 Nguyễn Du, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột
Lịch sử
Tên Vạn Kiếp có nghĩa là hàng nghìn năm, tồn tại mãi mãi...Đền được xây dựng vào năm 1960 bởi Đạo nhân Nguyễn Đình Cảo1 nên người dân thường gọi đền là Đền Ông Cảo. Đền được xây để thờ phụng Đức Thánh Trần Đại Vương và qua đạo Mẫu2 để nhớ về dòng dõi Rồng - Tiên, lịch sử quốc gia xã hội.
Kiến trúc
Đền có vị trí "non nước hữu tình":
“ | Quanh co suối lượn bóng dâu mơ màng Nhìn phía trước Phong Quang Long – Hổ | ” |
— Đạo nhân Nguyễn Đình Cảo tả cảnh đền lịch sử |
Đền Vạn Kiếp có một cổng chính, diện tích khoảng 1000m2. Đền có một cấu trúc đặc biệt theo lịch sử Việt Nam qua thời kì dựng nước và giữ nước. Đền thờ theo thứ tự từ trong cùng đền ra ngoài và từ cao xuống thấp: Thờ Mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương; Cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Vương; Đức Vua Cha Ngọc Hoàng – Nam Tào Bắc Đẩu – Hội đồng Quan Lớn…
“ | Đền Vạn - Kiếp cảnh xinh thay Nhịp cầu qua lại lùm cây rườm rà | ” |
— Đạo nhân Nguyễn Đình Cảo miêu tả cảnh đền |
Một số hình ảnh về Đền Vạn Kiếp
Mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương
Cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Vương
Đức Vua Cha Ngọc Hoàng – Nam Tào Bắc Đẩu – Hội đồng Quan Lớn
Hộ pháp Tôn Miếu
Sơn Trang Tiên Động
Bà Trưng - Bà Triệu - Nhị Vị Vương Cô
Thủy Cung Công Chúa
Thông tin thêm
- ^ Nguyễn Đình Cảo, sinh năm 1925, quê quán ở ven sông Thiên Đức, giáp ba tỉnh Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên. Đối diện với thành Phao - Phả Lại - Kiếp Bạc - Côn Sơn.
- ^ Đạo Mẫu gắn liền với lịch sử quốc gia dân tộc, trải qua trên 4000 năm dựng nước, kể từ vua Lạc Long Quân đắp đổi xoay vần, dòng dõi Rồng Tiên, con Lạc cháu Hồng vẫn trong bách noãn hóa sinh đời nào cũng có các bậc anh hùng xuất chúng đứng ra gánh vác giang sơn cơ nghiệp do tiền nhân để lại, ngoại nhân không tìm được chỗ hở để tuyên truyền chi phối, cho nên triều nhà Lê lấy Mẫu Âu Cơ, vua Hùng làm Quốc giáo. Qua các thời kì oanh liệt Lý, Trần, Lê, Nguyễn…trên đời lúc nào cũng có tà chính – vàng thau lẫn lộn, không sao tránh được miễn là mọi người đều hướng về nguồn gốc để giữ gìn nền đạo mỗi ngày một trong sáng sao cho xứng danh con Lạc cháu Hồng trên 4000 năm văn hiến.
(Nguồn: Wikipedia)