Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Thiên Bảo (chữ Hán:李天寶; 499?-555) vua nước Dã Năng (tồn tại phía tây với nhà Tiền Lý) trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia cuộc chiến chống quân Lương giữ nước Vạn Xuân và cát cứ ở Dã Năng thời Triệu Việt Vương.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李道載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Vạn Tải, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272? hay 1274? và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Thái sư Lý Đạo Thành (chữ Hán: 李道成; ? - 1081), là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.
Lý Đạo Thành quê làng Cổ Pháp huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, dòng dõi tôn thất nhà Lý, là một đại thần phụ chính tài năng, liêm khiết và chính trực của nhà Lý. Cha ông là Huyền Trung vương Lý Đạo Hoàn (964-1037) trưởng làng Đông Hồ, em ruột Ngô Liễu (Ngô Liễu tên thật là Lý Thuần Liễu, em trai của sứ quân Lý Khuê).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Hằng (chữ Hán: 李恒), tự là Đức Khanh (德卿), (1236 – 1285), người Đảng Hạng, là một trong những tướng lĩnh xuất sắc của nhà Nguyên. Lý Hằng mất vì trúng tên độc khi xâm lăng Đại Việt.
Theo Nguyên sử, Lý Hằng là dòng dõi tôn thất của Tây Hạ. Tổ tiên của ông vốn họ Vu Di (于彌) nhưng từ cuối thời nhà Đường được ban họ Lý. Lý Hằng làm tôi tướng cho Hốt Tất Liệt, năm 1270 được phong chức vạn hộ. Ông đã tham gia các trận đánh Phàn Thành, Tương Dương, có công lớn trong việc đánh bại Văn Thiên Tường năm 1277, và đánh bại sự kháng cự cuối cùng của hải quân nhà Tống năm 1279, nên được xếp là công thần hàng thứ ba của nhà Nguyên.