Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮,; 17 tháng 8 năm 1441 - 2 tháng 10 năm 1496), còn gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lương Văn Can (chữ Hán: 梁文玕; 1854 - 1927), hay Lương Ngọc Can, tự Hiếu Liêm và Ôn Như (溫如), hiệu Sơn Lão (山老); là một nhà cách mạng Việt Nam, và là một trong số người sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lưu Nhân Chú (chữ Hán: 劉仁澍, ?-1433), hay Lê Nhân Chú, là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người xã An Thuận Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Lưu Nhân Chú tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), tham dự khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi ban đầu. Ông tham gia các trận đánh ở ải Khả Lưu, trận thành Tây Đô, chiến dịch Chi Lăng Xương Giang, lập nhiều công lao. Sau khi chiến thắng quân Minh, ông được vua Lê Thái Tổ phong chức Tể tướng, đứng đầu hàng võ, kiêm coi chính sự nhà nước. Năm 1433, ông bị Đại tư đồ Lê Sát đầu độc chết.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Anh Tông (chữ Hán: 李英宗, 1136 - 14 tháng 8, 1175), là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1138 tới năm 1175, tổng cộng 37 năm.
Lên ngôi khi 3 tuổi, còn quá nhỏ, nhưng trong thời gian trị vì của mình Anh Tông luôn thể hiện mình là người có năng lực. Lúc mới lên ngôi còn thơ ấu, vì quá nhỏ mà mẹ là Lê Thái hậu giữ quyền nhiếp chính, nhưng cũng vì Thái hậu là phụ nữ nên lại phải dựa vào Đỗ Anh Vũ để giành quyền uy, do đó có chuyện tư thông.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701 - 762), biểu tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青莲居士), là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.
Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thi ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên (詩仙) hay Thi Hiệp (詩俠). Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên (酒仙) hay Trích Tiên Nhân (谪仙人). Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên (天上謫仙).