Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Nghệ Tông (chữ Hán: 陳藝宗, tháng 12, năm 1321 - 15 tháng 12, năm 1394), tên húy là Trần Phủ (陳暊) hoặc Trần Thúc Minh (陳叔明), còn gọi là Nghệ Hoàng (藝皇), là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 2 năm (1370 - 1372), ở ngôi Thái thượng hoàng hơn 20 năm (1372 - 1394).
Trần Nghệ Tông là vị hoàng đế có quyền lực tối cao cuối cùng của hoàng tộc họ Trần, công lao lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho triều đại nhà Trần đã mang lại danh tiếng một đời cho ông. Tuy nhiên, ông cũng chịu trách nhiệm chính cho việc Hoàng vị họ Trần rơi vào tay của ngoại thích Lê Quý Ly, em họ bên ngoại của ông, do lúc sinh thời ông đã dung túng Quý Ly, giết hại tôn thất họ Trần. Do đó, dẫu được ca ngợi là "công nghiệp lớn lao, ông cũng bị sử sách phê phán là nhu nhược, "nối giáo cho giặc", làm cho cơ nghiệp họ Trần đến thời kỳ cáo chung.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Phú (1904–1931) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Quang Cơ (22 tháng 5 năm 1927 – 25 tháng 6 năm 2015), nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, phục vụ trong ngành ngoại giao 44 năm cho tới khi ông về hưu năm 1997..
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Quang Diệu (chữ Hán: 陳光耀; 1760 – 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; tháng 10 âm lịch năm 1241 – 26 tháng 7 dương lịch năm 1294), hay Chiêu Minh Đại vương (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.
Trong kháng chiến chống Nguyên-Mông (1285), ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương Độ. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: "Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất". Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm Lạc Đạo tập lưu lại ở đời.