Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Pháp Thuận (chữ Hán: 法順, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu. Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.
Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đỗ Phủ (chữ Hán: 杜甫; 712 – 770), biểu tự Tử Mỹ (子美), hiệu Thiếu Lăng dã lão (少陵野老), Đỗ Lăng dã khách (杜陵野客) hay Đỗ Lăng bố y (杜陵布衣), là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử (诗史) và Thi Thánh (诗圣).
Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Ông thường cùng Lý Bạch được gọi là Lý Đỗ (李杜). Về sau, có Lý Thương Ẩn cùng Đỗ Mục trứ danh thời Vãn Đường, được gọi là Tiểu Lý Đỗ (小李杜) để phân biệt, vì vậy cặp Lý Bạch-Đỗ Phủ được gọi là Đại Lý Đỗ (大李杜). Từ thời nhà Thanh, Đỗ Phủ được gọi là Lão Đỗ (老杜) để phân biệt với Đỗ Mục.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đỗ Thanh Nhơn (? - 1781) là một danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Cùng với Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, ông được người đương thời xưng tụng là "Gia Ðịnh tam hùng".
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đỗ Thao (chữ Hán: 杜弢, ? – 315), tự Cảnh Văn, người Thành Đô, Thục Quận , thủ lĩnh khởi nghĩa lưu dân cuối đời Tây Tấn.
Ông nội là Đỗ Thực, có tiếng ở đất Thục, thời Tấn Vũ đế làm Phù Tiết lệnh. Cha là Đỗ Chẩn, làm Lược Dương hộ quân. Thao nhờ học vấn mà nổi danh, được châu cử làm Tú tài. Gặp loạn Lý Tường, Thao tránh đến Nam Bình, thái thú Ứng Chiêm yêu tài nên hậu đãi. Sau đó được làm Lễ Lăng lệnh.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Đỗ Thích (chữ Hán: 杜釋; ?-979) là một vị quan nhà Đinh, là người làng Đại Đê, huyện Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đỗ Thích từng làm quan ở Đồng Quan (Ninh Bình ngày nay), rồi giữ chức Chi Hậu Nội Nhân dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng.
Các chính sử đều ghi ông là thủ phạm giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn với ý định tự lập mình làm vua. Theo đó, tháng 10 năm Kỉ Mão, 979 Đỗ Thích vì mơ thấy có sao rơi vào miệng mình, cho đó là điềm báo nên nảy ra ý định giết vua. Thừa dịp vua Đinh Tiên Hoàng say sau một bữa tiệc, Đỗ Thích vào giết nhà vua và cả Nam Việt Vương Đinh Liễn. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được và giết chết .