Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy), báo chí thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; 1862–1929) là cha đẻ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Sư (?-1519) là quan nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng Trịnh Tuy ủng hộ các hoàng thân nhà Lê ly khai chính quyền vua Lê Chiêu Tông nhưng bị thất bại.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Suý (阮帥, ?-1414) là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không chép rõ về quê quán của ông.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Tài, tên khai sinh là Nguyễn Tài Đông, biệt danh Tư Trọng, Tư Duy, Ba Sáng, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nguyên là Cục trưởng Cục bảo vệ chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thứ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, ông là tù nhân của CIA trong 5 năm, với biệt danh "The Man in the Snow White Cell" . Được đối phương ca ngợi về lòng trung thành với chế độ Cộng sản, nhưng sau năm 1975, khi đương chức thứ trưởng, ông lại bị chính những người đồng chí của mình lợi dụng một tài liệu tình báo vô giá trị, nhằm hãm hại và đưa ông ra khỏi bộ Công an.
Ngày 16 tháng 2 năm 2016, ông từ trần do bệnh tại bệnh viện 198 - Bộ Công an, hưởng thọ 91 tuổi.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Nguyễn Văn Tấn, hay Nguyễn Tấn, là một tên người Việt. Một số nhân vật nổi bật cùng tên như:
Nguyễn Tấn sinh ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Dần (942) tại trại Âu Hoá nay là xã Nghĩa An huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ ông đã có tư chất thông minh, lại chăm chỉ luyện tập võ nghệ. Năm 966, đất nước xảy ra loạn 12 xứ quân, Nguyễn Tấn đứng ra chiêu mộ được vài trăm trai tráng, thường xuyên luyện tập võ nghệ, đóng quân ngay tại quê hương. Nhờ có đội quân này mà cả một vùng dân cư được yên ổn làm ăn. Ngày 10 tháng 12 năm Đinh Mão (967), sứ quân Kiều Công Hãn bại trận từ Phong Châu (Vĩnh Phúc), bị Nguyễn Bặc đuổi qua vùng Âu Hóa thì Nguyễn Tấn đem quân ra đánh. Phần vì mỏi mệt, đói khát, Kiều Công Hãn đuối thế, bị Nguyến Tấn chém vào cổ, bỏ chạy đến làng Din thì chết. Quân Nguyễn Bặc đuổi đến nơi, Nguyễn Tấn tưởng giặc nên dàn quân ra đánh. Khi Nguyễn Bặc đem lời dụ, Nguyễn Tấn mới biết đó là tướng của Đinh Bộ Lĩnh, liền hạ cờ quy phục. Hai bên hợp quân, mổ trâu, bò ăn mừng. Từ đây, Nguyễn Tấn hết lòng giúp sức cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đất nước thanh bình, Nguyễn Tấn xin phép triều đình về quê sinh sống. Ông chiêu tập nhân dân ở nhiều nơi về đây sinh cơ lập nghiệp, khuyến khích khai phá thêm ruộng đồng, đào sông đắp đường, làm cầu, mở chợ… Ông còn xây dựng một đội quân tinh nhuệ, ngày ngày luyện tập võ nghệ. Từ đó đời sống cư dân trong vùng ngày một an bình thịnh vượng. Hiện nay vẫn còn nhiều dấu tích gắn với thời kỳ hoạt động của ông như: cồn Đôi, cồn Luyện, xóm Trung Quân, xóm Hổ Lửa… Năm Kỷ Mão (978), Nguyễn Tấn nghe tin vua Đinh bị giết hại, ông tập hợp lực lượng, xây thành đắp lũy, sẵn sàng đối phó với biến động. Nhưng do tuổi già sức yếu, lại thêm bệnh nặng nên một thời gian sau ông qua đời vào tuổi 82. Nhân dân trong vùng vô cùng thương tiếc, đã xây dựng ngôi đền thờ phụng ông ở phía bắc của trại quân, cách mộ ông khoảng 100m, tục gọi là đền thờ Đức Thánh Cả.