Lê Bá Ngọc
黎伯玉
Thông tin chung
Tên khác Trương Bá Ngọc
張伯玉
Chức quan cao nhất Thái sư
Tước vị Hầu
Giới tính Nam
Mất 1130
Quốc gia Đại Việt
Triều đại Nhà Lý

Lê Bá Ngọc (chữ Hán: 黎伯玉) hay Trương Bá Ngọc (chữ Hán: 張伯玉) (mất 1130)1 là thái sư2 3 4 5 6 và quan văn thời nhà Lý.7 8 Ông còn là một danh thần và là một nhà Nho.9 10

Sự nghiệp

Ông trải thăng hữu thị lang bộ Lễ vào đời Lý Nhân Tông,10 sau bị truất thành chức nội hỏa thư gia,5 theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông bị bãi chức vào năm Long Phù (1101-1109) và theo Việt sử thông giám cương mục là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9, tức năm 1118. Lê Bá Ngọc được gia chức nội thường thị vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121), đến năm 1124 thì làm thị lang bộ Lễ.7 11

Năm 1126, ông được vua sai đi đánh dẹp người Nùng làm phản ở châu Quảng Nguyên. Năm sau, khi đến Quảng Nguyên thì quân làm phản chạy sang nước Tống, theo Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Bá Ngọc đã đặt ra phép tắc nhằm ràng buộc dân ở biên giới rồi kéo quân về.7

Tháng chạp năm Đinh Mùi, tức năm 1127, ông được vua truyền di mệnh cùng Lưu Khánh Đàm đưa thái tử, tức vua Lý Thần Tông lên ngôi.12 13 Khi vua Lý Thần Tông lên ngôi Lê Bá Ngọc được sai truyền dụ cho vương hầu và các quan.7 8

Ngày Tân Sửu tháng 1 năm Thiên Thuận thứ nhất (1128), ông được thăng làm thái úy, tước hầu2 14 và được ban thưởng tiền lụa do có công phò lập. Tháng 11 âm lịch cùng năm ông được vua thêm chức thái sư và cho đổi họ thành họ Trương.2 3 7 8 13

Trương Bá Ngọc mất năm Thiện Thuận thứ 3, tức năm 1130.1 4 5 7

Nhận định

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí nhận định:

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Lý Nhân Tông có nhận xét về ông trong di chiếu là "khí độ trượng phu".7

Tham khảo

  1. ^ a ă Vũ Ngọc Khánh 2006, tr. 435
  2. ^ a ă â Tự Đức 1970, tr. 111
  3. ^ a ă Viện văn hóa (Việt Nam) 2005, tr. 412
  4. ^ a ă Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 454
  5. ^ a ă â Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 48
  6. ^ Vũ Ngọc Khánh 2006, tr. 59.
  7. ^ a ă â b c d đ e Phan Huy Chú 2014, tr. 74-75
  8. ^ a ă â Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên & Ngô Sĩ Liên 1993
  9. ^ Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn & Vũ Thanh 1998, tr. 197.
  10. ^ a ă Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 37
  11. ^ Viện văn hóa (Việt Nam) 2005, tr. 429.
  12. ^ BTV (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “Long mạch vua chúa Việt Nam 'phát' như thế nào? (Kỳ 2)”. www.nguoiduatin.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017. 
  13. ^ a ă Quốc sử quán triều Nguyễn & Viện sử học (Việt Nam) 1998
  14. ^ Viện văn hóa (Việt Nam) 2005, tr. 411.

Thư mục

  1. Tự Đức (1970), Ngự-chế Việt-sử tống-vịnh, quyển 5-7, Ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc-vụ-khanh đặc trách Văn hóa 
  2. Lê Văn Hưu; Phan Phu Tiên; Ngô Sĩ Liên (1993), “Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, quyển 3”, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 
  3. Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện sử học (Việt Nam) (1998), “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên, quyển 4”, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (PDF), Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục 
  4. Trịnh Bá Đĩnh; Nguyễn Hữu Sơn; Vũ Thanh (1998), Nguyễn Du: về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục 
  5. Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng 
  6. Viện văn hóa (Việt Nam) (2005), Văn minh Đại Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Viện văn hóa 
  7. Vũ Ngọc Khánh (2006), Văn thần Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 
  8. Vũ Ngọc Khánh (2008), Quan lại trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên 
  9. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng, biên tập, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2 
  10. Kiernan, Ben (2017), Việt Nam: A History from Earliest Times to the Present (bằng tiếng Anh), Oxford University Press, ISBN 0195160762 

(Nguồn: Wikipedia)