Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a.
Sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá:
- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh.
- Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:
+ Nhật xâm lược Trung Quốc;
+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.
+ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
Nêu một số ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh..
- Banner được lưu thành công.
- Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Nước Nga (Liên xô)
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
T2. 1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi | Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại. |
7.11.1917 | CMT10 Nga thắng lợi | - Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản. - Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người. |
1918- 1920 | Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết | Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921- 1941 | Liên xô xây dựng CNXH | Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. |
Các nước khác
Thời gian | Sự kiện | Sự kiện |
1918- 1923 | Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. | Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập |
1924- 1929 | Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định. |
1929- 1933 | Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định. |
1933- 1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. | - Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị. - Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội. |
1939- 1945 | Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. | - 72 nước trong tình trạng chiến tranh. - CNPX thất bại. - Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ. |