Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
* Chính phủ Ru-dơ-ven can thiệp vào điều tiết nền kinh tế và thực hiện Chính sách mới.
- Chính sách mới đã :
- Giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp.
- Xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội
- Khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng - vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Nguyên nhân khiến cho số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933:
- Mĩ lâm vào vòng xoáy khủng hoảng, phá hủy ngiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.
- Năm 1933, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp giảm còn 53,8%, hàng chục vạn các công ty phá sản.
- Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ là do:
+ Chính phủ Đảng Cộng hoà ra sức ngợi ca sự phồn vinh của nền kinh tế, thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đặc biệt là người có tư tưởng tiến bộ.
+ Phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá. Phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu
+ Người lao động luôn đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân biệt chủng tộc và đời sống cực khổ
→ Hệ quả: Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi
- 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
* Tình hình kinh tế: Những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới
- Biểu hiện
+ 1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới
+ Đứng đầu về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ ...
+ 1929, nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới
- Banner được lưu thành công.
- Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.