Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng.
- Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người.
- Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
1. Diễn biến trận phản công tại Xta-lin-grat:
+ Ngày 20-11/1942, Phương diện quân Xta-lin-grat bắt đầu những đòn đột kích vào trận địa phòng ngự địch, và đã đẩy quân địch lùi sâu từ 15 - 20km.
+ Ngày 23-11/1942, bằng các cánh vu hồi của các quân đoàn tăng thuộc các phương diện quân Tây Nam và Xta-lin-grat, cụm 22 sư đoàn (330.000 quân) địch đã bị hợp vây.
- Giai đoạn 1 chiến dịch phản công hoàn thành, từ đây quyền chủ động chiến lược trên cánh Nam mặt trận Xô - Đức (gồm vùng Cap-ca-dơ và Xta-lin-grat) chuyển vào tay quân đội Xô viết.
+ 12/1942, những nỗ lực mới của địch nhằm giải vây cho cụm quân Xta-lin-grat đều vô hiệu.
+ Cuộc công kích tiêu diệt cụm địch bị hợp vây được tiến hành từ 10-1-1943, sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị địch bác bỏ. Đến cuối tháng 1 đã chia cắt tập đoàn địch làm hai phần.
+ Ngày 31-1, cụm phía nam do Thống chế Pao-lut trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng.
+ Ngày 2-2, cụm phía Bắc chấm dứt kháng cự. Chiến dịch phản công kết thúc thắng lợi với việc Phương diện quân Sông Đông đã bắt 91.000 địch đầu hàng và tiêu diệt 147.000 tên khác.
2. Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ.
+ Bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận(từ tháng 6-1942 đến tháng 6 – 1944):
* Mặt trận Xô – Đức :
- Từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943, Hồng quân Liên Xô đã phản công ở Xta-lin-grát, tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
- Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ.
- Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
* Ở Mặt trận Bắc Phi:
- Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
- Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Trước tình thế chiến tranh:
- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.
- Các nước Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
→ Ngày 01/01/1942, tại Oa-sinh-tơn , 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình .
→ Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.