Pháp Thuộc
Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác cho rằng thời kỳ Pháp thuộc cần được tính từ năm 1867 (tức là kéo dài gần 80 năm), khi Nam Kỳ Lục tỉnh bị nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình Pháp xâm lược Đại Nam.
Trong thời kỳ này Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ. Cao Miên (Campuchia), Ai Lao cũng chịu sự cai trị của Pháp, và nhượng địa Quảng Châu Loan tiếp theo bị gom vào Liên bang Đông Dương.
Tháng 9 năm 1945, Pháp đem quân trở lại tấn công Việt Nam, nhưng người Việt Nam phản kháng quyết liệt và Pháp đã bị thất bại sau 9 năm chiến tranh. Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam (cũng như Lào và Campuchia), chính thức chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc, đồng thời kéo theo sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của Pháp và các nước thực dân khác trên khắp thế giới vào thập niên 1950 - 1960.
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Nguyễn
Duy Tân (1907-1916)
Phế truất Thành Thái, thực dân Pháp đưa hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên làm vua để dễ bề sai khiến. Nhưng chúng không ngờ Duy Tân còn chống Pháp kiên quyết hơn vua cha.
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Nguyễn
Khải Định (1916-1925)
Thực dân Pháp đưa Duy Tân đi đày, lập Hoàng thân Bửu Đảo, con trai của Đồng Khánh lên ngôi vua, niên hiệu là Khải Định.
- Banner được lưu thành công.
- Nhà Nguyễn
Bảo Đại (1926-1945)
Khải Định có 12 vợ nhưng không có con, Vĩnh Thuỵ là con của người khác, được Khải Định nhận làm con và đã được đưa sang Pháp đào tạo từ nǎm 10 tuổi. Khải Định chết, toàn quyền Đông Dương đưa Vĩnh Thuỵ lên ngôi vua niên hiệu Bảo Đại nhưng vẫn học ở Pháp. Triều đình do một hội đồng phụ chính điều hành.
- Banner được lưu thành công.
- Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
Khởi nghĩa Trương Định (1859 – 1864)
Năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Trương Định tổ chức nghĩa quân chống giặc ở Gò Công, Tân An, được triều đình Huế giao chức Lãnh binh. Năm 1862, vua quan nhà Nguyễn hàng giặc, ra lệnh giải binh, nhưng Trương Định cương quyết kháng Pháp đến cùng, được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Ngày 20/8/1864, Trương Định bị thương nặng đã rút gươm tự sát. Con trai là Trương Quyền tiếp tục chiến đấu đến năm 1867.
- Banner được lưu thành công.
- Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)
Năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), rồi lập căn cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, bị giặc bắt và đưa đi hành hình, ông đã hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.
- Banner được lưu thành công.
- Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.