Tự Đức tên huý là Hồng Nhiệm, sinh ngày 25 tháng 8 nǎm Kỷ Sửu (1829) là con thứ hai của Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng - con gái Thượng thư Bộ Lễ Phạm Đǎng Hưng.

Tháng 10 nǎm 1847, Hồng Nhiệm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó 19 tuổi.

Tự Đức ốm yếu nên ít đi kinh lý, do đó ít sát dân tình, ngày càng trở nên quan liêu.

Bù lại sự yếu kém sức khoẻ, Tự Đức lại rất thông minh và có tài vǎn học, thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo, xem sách đến khuya. Tự Đức là một trong những người uyên bác về Nho học và Khổng học thời đó.

Tự Đức là người con rất có hiếu với mẹ là bà Từ Dũ. Tự Đức quy định ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn vào chầu thǎm mẹ, mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ, khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thǎm sức khoẻ, rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chính sự. Bà Từ Dũ là người thuộc nhiều sử sách, biết nhiều chuyện cổ kim. Hễ mẹ nói gì là vua ghi ngay vào cuốn sổ nhỏ gọi là "Từ huấn lục".

Tự Đức thiếu tính quyết đoán, thường dựa vào triều thần, bàn việc triều thần thì rất bảo thủ, do đó khi trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thì vua tôi chỉ lo việc nghiên bút, bàn đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu xa xưa làm tấm gương, nên Tự Đức "bế quan toả cảng" cấm buôn bán gay gắt.

Khi thành Gia Định (Sài Gòn) rơi vào tay Pháp, thì triều đình bó tay không có kế gì hay.

Nhiều người có con mắt nhìn xa thấy rộng như Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Vǎn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)... dâng sớ điều trần xin nhà vua cải cách chính trị, kinh tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng... và các nước phương Tây thì phái bảo thủ trong triều đình cho là nói nhảm, nên Tự Đức cũng không chấp thuận.

Do triều đình Huế ươn hèn như vậy nên phải ký hoà ước Quý Mùi (1883), rồi hoà ước Pa-tơ-nốt (1885), đất nước ta bị chia làm 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp.

Ngày 16 tháng 6 nǎm Quý Mùi (1883) Tự Đức mất, trị vì được 35 nǎm, thọ 55 tuổi.

(Nguồn: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam)