Địa Danh
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Động Am Tiên là một di tích quốc gia đặc biệt thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Động nằm cách cửa Đông - đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m theo hướng đi Tràng An. Vị trí của động Am Tiên khi xưa tiếp giáp với thành Đông của kinh đô Hoa Lư.
Phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi những vách núi đá. Để vào được động, sau khi qua cổng lại đi xuống một lối đi bên phía tay trái, cạnh hồ nước trong veo với rong, sen, súng, cá rô Tổng Trường mà người dân tưởng niệm nơi đây từng là ao nuôi cá sấu thời xưa để xử người có tội. Trước đây, Động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi nhưng hiện nay đã có đường hầm xuyên núi vào động. Động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước. Động Am Tiên được mệnh danh là "Tuyệt Tình Cốc" và là một điểm du lịch thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
20°16′37″B 105°51′46″Đ / 20,27694°B 105,86278°Đ / 20.27694; 105.86278
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1842, Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng chùa ở khu vực này. Chùa có tên là Báo Ân. Vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng, vì đương thời Nguyễn Đăng Giai còn được dân gọi là cụ Thượng. Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa nằm ở bờ đông hồ Gươm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Chùa Báo Ân nằm trên khu đất gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc.
Tháng 11.1885, công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng. Toàn quyền De Lanessan ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ. Đêm 22.1.1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28.1.1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Chùa Báo Ân chỉ là mảnh đất hoang tàn.
- Banner được lưu thành công.
- Địa Danh Lịch Sử
Chùa Bộc còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự), tọa lạc tại xã Khương Thượng, nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa nằm giữa khu vực diễn ra trận Đống Đa lịch sử năm 1789 (cách gò Đống Đa khoảng 300 mét), cạnh Núi Loa (Loa Sơn) còn gọi là núi Cây Cờ, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên chùa còn thờ cả vua Quang Trung và vong linh những người đã chết trận.