Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mạc Cảnh Huống (1542-1677) là người xuất thân trong hoàng tộc nhà Mạc, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển và đồng thời là chú của Quận chúa Mạc Thị Giai (người sau này trở thành vương phi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên). Ông được sử triều Nguyễn ghi nhận là một trong những bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn buổi sơ khai trên đất Thuận Hóa. Ông cũng là người sùng bái đạo Phật. Tương truyền, do Mạc Cảnh Huống chuyên tâm thực hiện những phương pháp thiền của Phật giáo mà ông đã sống tới hơn 100 tuổi.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mạc Chính Trung (chữ Hán: 莫正中; ?-?) là hoàng tử nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia tranh chấp ngôi báu nhà Mạc giữa thời Nam-Bắc triều và cuối cùng thất bại.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mạc Cửu (鄚玖), hay Mạc Kính Cửu (鄚敬玖): 1655 - 1735); là một thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18 ở Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mạc Thái Tông (chữ Hán: 莫太宗; ? – 25 tháng 1, 1540), là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540, tổng cộng 10 năm trị vì.
Trong thời gian trị vì, ông chỉ dùng niên hiệu Đại Chính (大正), nên còn được gọi là Đại Chính hoàng đế (大正皇帝).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Mạc Thái Tổ (chữ Hán: 莫太祖; 23 tháng 11, 1483 - 22 tháng 8, 1541), tên thật là Mạc Đăng Dung (莫登庸), là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ nhà Lê, thành lập nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.
Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long dưới triều Lê Uy Mục. Từ một võ quan cấp thấp, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ 16. Việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, quỳ lạy một viên quan Trung Quốc, nhận lịch sóc Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.