Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Sĩ Nhiếp hoặc Sĩ Tiếp (chữ Hán: 士燮; 137 - 226) là một người Việt gốc Hán trong giai đoạn 187 - 226 đã thực hiện xuất sắc công việc quản lý vùng đất thuộc nước Việt cổ.
Do ông đã thực thi nhiều chính sách tiến bộ nên được hậu thế tôn làm Nam Giao học tổ (南郊學祖), đến nhà Trần lại sắc phong mỹ tự Thiện cảm Gia ứng Linh vũ Đại vương (善感嘉應靈武大王), một số các sử quan đánh giá cao gọi là Sĩ vương (士王).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Tạ Đình Đề (còn có tên là Lâm Giang) (sinh 8 tháng 8 năm 1917 tại Hà Tây – mất 17 tháng 1 năm 1998 tại Hà Nội) là nhà cách mạng Việt Nam. Ông quê thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nay thuộc thành phố Hà Nội.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN) , tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị . Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Tần Thủy Hoàng (Tiếng Trung: 秦始皇) (18 tháng 2, 259 TCN – 11 tháng 7, 210 TCN), tên huý là Chính (政), tính Doanh (嬴), thị Triệu (趙) hoặc Tần (秦), là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" (皇帝) và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế (始皇帝).
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Thành Cát Tư Hãn (tên tiếng Mông Cổ: Чингис хаан, Çingis hán; tiếng Mông Cổ: [tʃiŋɡɪs xaːŋ] (nghe); phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.
Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.