Nhân Vật Lịch Sử
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trương Văn Hổ (giản thể: 张文虎; phồn thể: 張文虎; bính âm: Zhāng Wénhǔ; ?-?) là một tướng người Hán của nhà Nguyên. Ông từng cầm đầu nhóm cướp biển hoạt động tại vùng Phúc Kiến và Quảng Đông. Sau đó, ông đầu hàng nhà Nguyên, được phong tước Vạn hộ, trở thành tướng thủy binh.
Trong kế hoạch tấn công Đại VIệt lần thứ 3, vua Nguyên Hốt Tất Liệt trù tính dùng đoàn thuyền tải lương nhằm giải quyết nhược điểm chí mạng về lương ăn của lực lượng viễn chinh. Đầu năm 1288, Trương Văn Hổ, bấy giờ đang giữ tước Vạn hộ, được Hốt Tất Liệt phong làm Hải đạo vận lương, sai chỉ huy đạo thuyền lương theo Ô Mã Nhi đánh Đại Việt. Bên cạnh đó, còn có thêm 2 đoàn thuyền lương của Phí Củng Thìn và Từ Khánh tiếp vận theo sau.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Trương Văn Sáu (sinh năm 1959) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, tái đắc cử Chủ tịch HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 20 tháng 6 năm 2016, tại kì họp lần thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa 9, Trương Văn Sáu tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Lúc này ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kì 2016-2021 với tỉ lệ phiếu thuận là 97,95%.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 19.
Ông là người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp (một số nguồn Việt Nam hiểu nhầm, cho rằng ông "đứng thứ 18 trong các đại văn hào thế giới", nhưng thực ra "Savants du Monde" chỉ là tên gọi khoa trương, về bản chất đây là một hội tự lập mang tính giao lưu cá nhân và thành viên chỉ toàn người Pháp mà thôi). Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là người tiên phong, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo . Tuy nhiên, ông cũng bị phê phán vì đã ủng hộ và trợ giúp thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam và đàn áp phong trào Cần Vương của những người kháng chiến chống Pháp.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Tự Đức (chữ Hán: 嗣德; 22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Thì (阮福時) hoặc Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông (阮翼宗).
Triều đại của ông đánh dấu nhiều sự kiến xấu với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng các đình thần lại không thống nhất, nhà vua cũng không đưa ra được quyết sách dứt khoát. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.
- Banner được lưu thành công.
- Nhân Vật Lịch Sử
Văn Tiến Dũng (2 tháng 5 năm 1917 – 17 tháng 3 năm 2002) là một vị Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.