Lịch sử lớp 7
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
- Hát quan họ Bắc Ninh
- Hát ca trù, ả đào, hát xẩm,….
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Bài thơ "Bánh trôi nước"
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Những thành tựu khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX chứng tỏ các ngành khoa học xã hội như Sử học, Địa lý, Y học nước ta thời kì này phát triển rất rực rỡ, cùng với sự phát triển của khoa học, điều đáng chú ý là sự tiếp nhận kĩ thuật hiện đại với nghề làm đồng hồ và việc đóng thành công các tàu thủy chạy bằng hơi nước. Những thành tựu đó đã nói lên tài năng của thủ công Việt Nam đương thời, tiếc rằng nó không được nhà nước sử dụng và phát huy.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Các lĩnh vực | Tình hình phát triển. Các thành tựu |
Giáo dục – thi cử | - Ra "Chiếu lập học", mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử. - Quốc Tử Giám đặt tại Huế. Chỉ lấy con em quan lại, thổ hào. - Lập "Tứ dịch quán" dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm). |
Sử học Địa lí Y học | - Đại Việt sử kí tiền biên. - Đại Nam thự lục, Đại Nam liệt truyện. - Đại Việt thông sứ, Phủ biên tạp lục. - Lịch triều hiến chương loại chí. - Gia Định thành thông chí. - Đại Nam nhất thống chí. - Hải Thượng y tông tâm lĩnh. |
Kĩ thuật | - Làm đồng hồ và kính thiên lí. - Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. - Đóng một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
STT | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Thời gian | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
1 | Khởi nghĩa của Trần Tuân | Trần Tuân | 1511 | Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long. | Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. |
2 | Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng | Lê Hy, Thịnh Hưng | 1512 | Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa | |
3 | Khởi nghĩa của Phùng Chương | Phùng Chương | 1515 | Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo | |
4 | Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo | Trần Cảo | 1516 | Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. | |
5 | Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng | Nguyễn Dương Hưng | 1737 | Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài. | Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay. |
6 | Khởi nghĩa của Lê Duy Mật | Lê Duy Mật | 1738 - 1770 | Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An. | |
7 | Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương | Nguyễn Danh Phương | 1740 - 1751 | Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang. | |
8 | Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu | Nguyễn Hữu Cầu | 1741 - 1751 | Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. | |
9 | Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất | Hoàng Công Chất | 1739 - 1769 | Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường. | |
10 | Khởi nghĩa Tây Sơn | Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ | 1771 | - Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. - Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số. | - Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà. |
11 | Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Phan Bá Vành | 1821- 1827 | - Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. - Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. - Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại. | - Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn. |
12 | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Nông Văn Vân | 1833 - 1835 | - Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc. - Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình. - Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt. | |
13 | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Lê Văn Khôi | 1833-1835 | - Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái. - Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. - Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời. - Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt. | |
14 | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | Cao Bá Quát | 1854 -1856 | - Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội. - Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh. - Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt. |