Lịch sử lớp 7
- Banner được lưu thành công.
- Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong tình thế so sánh lực lượng giữa ta và địch: lực lượng ta còn yếu và ít, quân Minh đang đẩy mạnh và làm chủ cả nước, nghĩa quân đã phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Đã ba lần nghĩa quân phỉa rút lui lên núi Chí Linh, cố gắng để bảo toàn lực lượng. Trước những khó khăn về lương thực, cảnh đói rét, để có thời gian củng cố lực lượng, Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh vào hè năm 1423.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sau nhiều năm sống dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh, những người dân yêu nước mong muốn đứng dậy lật đổ ách thống trị tàn bạo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhưng đều thất bại, mặc dù kể thù khủng bố, đàn áp dã man nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt khắp nơi đã hưởng ứng đông đảo, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt:
- Tháng 2- 1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ thi nhau đem trâu, rượu đến đón tiếp và khao quân.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424):
- Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.
- Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425):
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
- Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426):
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.
- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):
- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.
- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Tháng 9-1426, nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:
+ Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .
+ Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .
+ Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .
- Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn viện binh địch; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.
- Cuối năm 1426, tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi: nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ; quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.
- Nhận xét: Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.