Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝) hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.[1] (xem những cải cách của vua Quang Trung)

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40, khi nhiều dự định còn dang dở. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.[2]

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Nguyễn Huệ mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng Nguyễn Huệ để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này nhà Nguyễn (đối thủ của nhà Tây Sơn) tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung...) và gọi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình, nhưng ký ức về các chiến công của ông vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm. Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là một vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều đường phố ở các địa phương được đặt theo tên ông, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố, một đường hoa và một phố đi bộ mang tên Nguyễn Huệ.

#

Nguyễn Huệ (Hán tự: 阮惠), also known as Emperor Quang Trung (光中) (born in Bình Định in 1753, died in Phú Xuân on 16 September 1792), was the second emperor of the Tây Sơn dynasty of Vietnam, reigning from 1788 until 1792.[1] He was also one of the most successful military commanders in Vietnam's history,[2] though he was known to have attained these achievements by ruthless, massive killing of especially the entire Nguyen lords families. He defeated Qing's invasion of northern Vietnam as well as Siam's invasion of southern Vietnam.[citation needed]. He also played key figure in defeating both Nguyen Lord in the south and Trinh Lord in the north, thus ending a hundred-year-long division of Dai Viet.

Nguyễn Huệ and his brothers, together known as the Tây Sơn brothers,[3] were the leaders of the famous Tây Sơn rebellion. As rebels, they conquered Vietnam, overthrowing the imperial Later Lê dynasty and the two rival feudal houses of the Nguyễn in the south and the Trịnh in the north.

After several years of constant military campaigning and rule, Nguyễn Huệ died at the age of 40, possibly due to a stroke. Legend has it that he died actually because he was punished by spirits of dead Nguyen lords whose tombs he seriously insulted.[4] Prior to his death, he had made plans to continue his march southwards in order to destroy the army of Nguyễn Ánh, a surviving heir of the Nguyễn lords. Nguyễn Huệ's death led to the downfall of the Tây Sơn dynasty. His successors were unable to follow the plans he had made for ruling Vietnam. However, his conquests marked the beginning of approximately a century in which Vietnam was both unified and independent until the Western conquest of Vietnam in 1884.

(Nguồn: LBC - Kênh Danh nhân)